Cá hồi là gì?
Cá hồi là loại cá được ưa chuộng bởi nhiều lợi ích từ sức khoẻ đến làm đẹp. Lượng dinh dưỡng dồi dào: DHA, Omega 3, protein, vitamin B, vitamin D,… Vì vậy, vai trò của cá hồi đối với trẻ nhỏ cũng cần thiết và đáng chú ý. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích đạt được từ loại cá này. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ, cẩn trọng khi bổ sung vào thực đơn của con.
Vai trò của cá hồi đối với trẻ
Theo các nghiên cứu, vai trò của cá hồi đối với trẻ là rất đáng chú ý, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành và phát triển. Cụ thể:
[elementor-template id="263870"]
- Tốt cho trí não: Hàm lượng Omega 3, DHA,.. đóng vai trò thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ.
- Bảo vệ đôi mắt bé sáng, khoẻ: Các axit amin trong thịt cá giúp thị giác của trẻ được bảo vệ, ngăn chặn các nguy cơ suy giảm thị lực.
- Phòng chống các bệnh lý tim mạch: suy tim, rối loạn tim mạch,… nhờ tác dụng của các vitamin B và D, protein.
- Nâng cao vẻ đẹp ngoại hình: làn da mịn màng, mái tóc suôn mượt và chắc khoẻ,…là hiệu quả đạt được nhờ Omega 3 và protein.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu cá hồi mỗi ngày
Theo các bác sĩ, khi đạt 7 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hoá đã ổn định, cha mẹ mới nên bổ sung cá hồi vào thực đơn của con. Tuy nhiên, cần bổ sung với hàm lượng nhỏ và tăng dần để tránh các nguy cơ dị ứng. Ngoài ra, lượng bổ sung khuyến nghị là khoảng 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tối ưu. Cha mẹ không nên cho con ăn nhiều hơn mức này nhằm hạn chế tác dụng tiêu cực.
Bổ sung cá hồi đúng cách cho trẻ
Dưới đây là các lưu ý khi bổ sung cá hồi cho trẻ:
- Chọn mua cá ở điểm uy tín, đáng tin cậy
- Đặc điểm lựa chọn cá: thịt có độ đàn hồi, ổ bụng không có các vùng thẫm máu, mắt trong, vây không bị thâm,…
- Bảo quản đúng cách: ướp lạnh và sử dụng trong 24 tiếng với cá tươi; 3 tháng bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
- Không sử dụng khi thịt cá có dấu hiệu đổi màu, bốc mùi, chảy nước
- Không để cá rã đông tự nhiên bằng nhiệt độ phòng để tránh hiện tượng thịt rã nát.
- Chú ý lọc xương thật kĩ ở khâu sơ chế nhằm tránh tình trạng hóc xương.
- Loại bỏ mùi tanh ở cá: Dùng muối hột hoặc nước muối đổ lên thân cá; rửa sạch bằng nước lạnh pha giấm; trộn cá với tiêu hoặc lá nguyệt quế.
- Bổ sung dần dần với lượng nhỏ
- Quan sát biểu hiện của bé khi ăn để kịp thời phát hiện biểu hiện dị ứng: nổi mẩn, phù mạch, khó thở,…
- Ngưng cho bé ăn cá hồi nếu có biểu hiện dị ứng; tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kết luận vai trò của cá hồi đối với trẻ
Nhìn chung, vai trò của cá hồi đối với trẻ là rất quan trọng trong những cột mốc phát triển. Tuy nhiên không phải bất kì trẻ nào cũng phù hợp với món ăn này. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cẩn trọng ở khâu sơ chế, quan sát biểu hiện của con để kịp thời điều chỉnh. Nếu trẻ bị dị ứng, hãy dừng lại, tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, cần bổ sung dần vào thực đơn để bé tập làm quen tốt nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của cá hồi đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo