Dứa là gì?
Dứa có các tên gọi khác như là : Khóm , Thơm, là một loại quả nhiệt đới. Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các “mắt dứa”. Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao. Vậy cụ thể, vai trò của dứa đối với trẻ là gì?


Vai trò của dứa đối với trẻ
Thành phần vitamin C dồi dào trong dứa là nhân tố chính đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình sản xuất ra collagen. Hơn nữa, vitamin B1 trong dứa góp phần giúp các cơ bắp và hệ thần kinh được hoạt động tốt.
Dứa giàu chất xơ – chất cần thiết để khắc phục các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ. Lượng mangan mà dứa cung cấp cũng rất cần thiết trong việc xây dựng hệ xương khớp vững chắc.
[elementor-template id="263870"]
Trong dứa còn có một loại enzyme mà người ta còn ví von là “enzyme protein dứa”. Enzyme này đóng vai trò phân hủy protein thành các axit amin. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh nó còn có khả năng chữa bệnh tim do làm tan máu tụ hiệu quả. Bromelin còn ngăn ngừa sự di căn ung thư nên rất có ích khi kết hợp ăn dứa cùng các biện pháp trị liệu ung thư khác.
Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày cùng hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy. Ăn dứa thường xuyên là cách hữu hiệu giúp phòng bệnh tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu dứa mỗi ngày
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bình thường không nên ăn nhiều dứa trong 1 ngày. Mỗi người chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa 1 tuần. Nên uống và ăn dứa sau bữa cơm để việc tiếu hóa thức ăn, nhất là các chất béo trở nên dễ dàng hơn.
Bổ sung dứa đúng cách cho trẻ
- Theo viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP), Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi đã có thể dùng được dứa. Khi thử thực phẩm mới, cha mẹ không nên cho trẻ dùng liên tục để có thể theo dõi phản ứng dị ứng (nếu có) ở trẻ.
- Trẻ có thể dùng loại dứa đóng hộp hoặc dứa tươi đã qua chế biến. Tuy nhiên, với loại đóng hộp, mẹ nên chắc chắn đó là loại dùng được cho bé ăn dặm. Tránh lựa chọn sản phẩm có thêm đường hóa học gây hại cho sức khỏe của bé.
- Dứa tươi nên được nghiền hoặc xay nhuyễn với chuối, lê, khoai lang, phô mai, kem hoặc nước cốt dừa.
- Nếu dứa cứng hoặc khó nghiền, hãy nấu chín nhanh bằng cách hấp hoặc đun sôi trong nước hoặc nước ép của nó cho đến khi trở nên mềm.
- Để làm cho dứa chín ngon hơn và mềm hơn, mẹo là giữ nó ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày trước khi chế biến.
- Dứa đã gọt vỏ hoặc cắt miếng hoặc nước ép dứa nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Nếu là sử dụng cho trẻ, nên dùng ngay trong vòng từ một đến hai ngày.
Kết luận vai trò của dứa đối với trẻ
Dứa là loại quả rất nhiều nước cùng các vitamin, caroten rất tốt cho hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, loại quả nhiệt đới này còn có các khoáng chất thiết yếu như canxi, natri, sắt… Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý và bổ sung một lượng vừa phải cho trẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của dứa đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo