Đường là gì?
Đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrate: glucose và fructose. Đường được cung cấp cho cơ thể không chỉ đến từ đường tinh chế. Bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh hằng ngày cũng chứa rất nhiều đường. Đường cũng được tìm thấy trong trái cây, quả mọng và mật ong, cũng như các nguồn thực phẩm chính có chứa tinh bột như: Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây,.. Vậy cụ thể, vai trò của đường đối với trẻ nhỏ là gì?

Vai trò của đường đối với trẻ
1. Đường tạo năng lượng cho cơ thể
Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động. Cụ thể, vai trò của đường là tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, đường cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể con người.
2. Vai trò của đường tạo ra năng lượng dự phòng cho trẻ
Glucose có thể được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Glycogen hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng được sử dụng khi mức đường huyết giảm. Một lượng glycogen ổn định sẽ giúp đảm bảo mức glucose cần thiết khi cơ thể tiêu hao năng lượng.
3. Cải thiện tâm trạng
Cải thiện tâm trạng tiêu cực là một trong những vai trò của đường đối với cơ thể. Bởi đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não và tạo ra dopamine – tạo cảm giác hưng phấn ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ gây ra những phản ứng ngược.
4. Vai trò của đường trong việc tiết kiệm protein cho trẻ
Cơ thể thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng thay vì protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, khi thiếu đường, cơ thể có thể chuyển sang các nguồn khác để tự cung cấp nhiên liệu. Do đó, bổ sung đường để tiết kiệm protein là một trong những vai trò của đường đối với cơ thể.
5. Đường tự nhiên cung cấp nhiều dưỡng chất
Bên cạnh các yếu tố tạo ngọt, đường tự nhiên bao gồm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm như sữa, trái cây và rau củ đều cung cấp thêm chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và hydrat hóa.
6. Vai trò của đường hỗ trợ cải thiện kỹ năng tư duy cho trẻ
Vai trò của đường trong việc cải thiện khả năng tư duy được thể hiện rõ nhất qua chocolate – một loại thực phẩm chứa nhiều đường. Chocolate là một nguồn đường tự nhiên và chứa các thành phần lành mạnh khác. Đặc biệt, chocolate có thể cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa cùng với flavanol ca cao. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy flavanol ca cao có khả năng cải thiện chức năng nhận thức. Bởi chúng có thể chống lại tổn thương tế bào não và giúp tạo ra các kết nối trong não.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu đường mỗi ngày
Theo Tổ chức y tế thế giới, lượng đường sử dụng hàng ngày không nên quá 10% lượng năng lượng (calo) hàng ngày, hoặc tốt hơn – không quá 5%. Riêng trẻ em không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khẩu phần dinh dưỡng của bé không nên bổ sung thêm đường, vì điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Bổ sung đường đúng cách cho trẻ
- Bổ sung nhiều hơn lượng đường cho phép mỗi ngày là một nguyên nhân gia tăng tình trạng trẻ em bị béo phì, thừa cân và sâu răng. Không chỉ có vậy, điều này còn có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
- Để hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn của cả bé và gia đình, mẹ có thể cho quế, đậu khấu, hạnh nhân, vani, gừng hoặc chanh,…
- Các món nước giải khát như trà, nước cũng không nên cho thêm nhiều đường. Đây cũng là cách để tạo thói quen ăn uống ít đường tốt cho sức khỏe của trẻ.
Lưu ý hạn chế một số thực phẩm nhiều đường
- Nước giải khát: Đa phần mỗi lon, mỗi chai nước giải khát đều có lượng đường vượt quá mức lượng đường nên ăn mỗi ngày.
- Kẹo và đồ ngọt, bánh nướng, bánh ngọt: chứa nhiều đường và carbonhydrat, không tốt cho cơ thể.
- Nước ép trái cây: Nước ép là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng lại thường chứa một lượng đường lớn. Hơn nữa, do thói quen mà khi pha chế thường được cho thêm đường để tăng vị thơm ngon hấp dẫn, điều này sẽ làm vượt mức đường cho phép ăn hằng ngày.
Kết luận vai trò của đường đối với trẻ
Dù có nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ đường quá mức vẫn sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể. Do đó, để đảm bảo vai trò của đường, mẹ cần theo dõi mức đường hàng ngày mà trẻ tiêu thụ. Lượng đường glucose mà tinh bột chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa đủ cho não và toàn bộ cơ thể. Đồng thời bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của đường đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo