Tỏi là gì?
Tỏi là một loại gia vị đồng thời cũng là một loại thảo dược phổ biến với hương vị cay nồng và độc đáo. Tỏi đã được trồng trên 3.000 năm và có chứa một hợp chất tự nhiên allicin, chất chứa trong nhiều loại thực vật. Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt cho sức khỏe và có khả năng chữa bệnh. Vậy cụ thể, vai trò của tỏi đối với trẻ nhỏ là gì?
Vai trò của tỏi đối với trẻ
Chữa trị các bệnh đường ruột
Tỏi giúp điều trị một số rối loạn đường ruột, chẳng hạn như viêm đại tràng, tiêu chảy và kiết lị. Loại thảo mộc này có hiệu quả khi diệt giun độc hại có trong ruột mà không ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các vi khuẩn hữu ích trong ruột.
Chữa trị đau tai
Tỏi có tính chất chống nấm, kháng sinh và kháng virus nên đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa khỏi đau tai ở trẻ em. Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp dầu tỏi, trộn với dầu ô liu để chữa bệnh đau tai.
Điều trị tăng huyết áp
Tỏi được xem như là một liệu pháp thảo dược có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp ở trẻ em. Allicin giúp thư giãn mạch máu và làm giảm tác hại của cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, tỏi giúp giảm kết tập tiểu cầu và phòng chống huyết khối ở trẻ em.
Điều trị nhiễm trùng mắt
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như quercetin và vitamin C. Những chất này khá hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng mắt và sưng mắt ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng tỏi thích hợp nhất trong điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ.
Điều trị cảm lạnh và ho
Tỏi sống có nhiều đặc tính giúp chữa cảm lạnh và ho. Cho bé ăn 2 tép tỏi tươi đã được nghiền để làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Xử lý vết thương bị nhiễm trùng
Tỏi có các đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị vết thương bị nhiễm trùng ở trẻ em. Những vết thương nhiễm trùng thường chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé. Dùng nước ép tỏi pha loãng, thoa vào các vết thương để tiêu diệt các vi khuẩn độc hại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Nước ép tỏi phải được pha loãng để tránh gây kích ứng da cho bé.
Vai trò của tỏi đối với hệ tiêu hóa của trẻ
Tỏi giúp ruột non và ruột già hoạt động trơn tru và tiêu hóa hiệu quả. Tỏi cũng chữa được chứng kích ứng và viêm dạ dày ở trẻ em và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Chữa vết mẩn đỏ
Tỏi hoạt động như một chất tẩy rửa da tự nhiên. Loại thảo dược này có tính kháng khuẩn giúp làm dịu các triệu chứng kích ứng da ở trẻ nhỏ.
Điều trị hen suyễn
Tỏi luộc có thể làm giảm hen cho bé. Mẹ nên cho con uống một ly sữa có chứa 3 tép tỏi luộc mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế các cơn hen.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu tỏi mỗi ngày
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.
Bổ sung tỏi đúng cách cho trẻ
- Thời điểm nên cho bé ăn đó là bữa trưa hoặc ăn trước 5h chiều. Tuyệt đối không cho bé ăn tỏi vào tối trước khi đi ngủ bởi nó có thể gây khó tiêu cho trẻ.
- Nếu trẻ dùng các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như: Aspirin, clopidogrel thì không nên đồng thời dùng tỏi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
- Không nên cho trẻ ăn tỏi khi đói vì có thể gây ra cảm giác khó chịu như: Đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
- Trẻ có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi. Vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
- Trẻ mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
- Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như: Thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
- Trẻ có thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
Kết luận vai trò của tỏi đối với trẻ
Tỏi rất an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đảm bảo chỉ cung cấp lượng tỏi thích hợp. Uống quá nhiều tỏi hoặc bôi nhiều nước ép tỏi trên da có thể gây hại cho bé. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng tỏi để đạt được kết quả tốt nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của tỏi đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo