Viêm bàng quang – Là một căn bệnh có xu hướng trẻ hóa trong thời đại ngày nay, vì hầu như số người mắc phải căn bệnh này điều có xu hướng tăng cao. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của bệnh. Hãy cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Viêm bàng quang là gì?
Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra.Đây là một căn bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.
Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm bàng quang:
- Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli)
- Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh
Các triệu chứng gây ra của bênh viêm bàng quang?
Các triệu chứng phổ biến phải kể đến là:
- Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít
- Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp
- Đau trằn bụng dưới
- Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng
- Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em
- Sốt nhẹ
Đối tượng có nguy cơ bị viêm bàng quang?
Bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới do niệu đạo nữ giới ngắn hơn. Tuy nhiên cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.
Đối với phụ nữ
- Đang hoạt động tình dục
- Đang mang thai
- Sử dụng màng ngăn với chất diệt tinh trùng
- Đã trải qua thời kỳ mãn kinh
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân gây kích ứng.
Đối với đàn ông
Có nguy cơ viêm bàng quang nếu có tuyến tiền liệt phì đại do nhịn tiểu thường xuyên.
Đối với cả 2 giới:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu hiện tại hoặc gần đây (UTI)
- Hóa, xạ trị
- Bệnh tiểu đường, sỏi thận
- Sử dụng ống thông nước tiểu
- HIV
- Chấn thương cột sống
- Có các thủ thuật can thiệp vào dòng nước tiểu
- Tuổi tác cũng là nguy cơ
- Bất động lâu ngày
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Đang trong thời kỳ mang thai
- Đang mãn kinh
- Phì đại tiền liệt tuyến
- Nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư
- Do vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm.
Phòng ngừa bệnh viêm bàng quang?
Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm bàng quang bao gồm:
- Uống đủ lượng nước hàng ngày
- Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn
- Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu đối với nữ giới
- Tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt
- Tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối
- Mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton và nên thay quần lót mỗi ngày
- Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh
- Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm với người bị bệnh bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm, …
- Điều trị tích cực bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tuyến tiền liệt
- Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng
- Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng
Hi vọng qua bài viết trên, độc giả sẽ tích lũy được thêm kinh nghiệm trong việc am hiểu về nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa về căn bệnh viêm bàng quang. Bảo vệ sức khỏe chính mình tránh để lại những hệ quả nguy hiểm nghiêm trọng.
Bài viết được tham khảo tại các nguồn: Vinmec, Songkhoe.com.vn