Cùng Medplus tìm hiểu viêm thận bể thận cấp là gì để nâng cao kiến thức bạn đọc nhé!
1. Viêm thận bể thận cấp là gì?
Viêm thận bể thận cấp (VTBT cấp) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên.
Nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây nên theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản rồi đến đài bể thận, hoặc do đường máu đưa đến khi có nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là vi khuẩn Gram âm.
2. Nguyên nhân viêm thận bể thận cấp là gì?
Nguyên nhân chính gây ra viêm thận bể thận cấp thường là do vi khuẩn E.coli, có trong đường tiêu hóa, tiếp xúc với niệu đạo, di chuyển vào bàng quang và đi lên từ bàng quang đến thận. Trong một số ít trường hợp, tình trạng này có thể phát sinh khi tạo máu, có nghĩa là vi khuẩn gây ra nó có nguồn gốc và di chuyển trong máu.
Một số vi khuẩn thường liên quan đến nhiễm trùng như vậy là:
- Escherichia coli, thường được gọi là e. coli
- Pseudomonas aeruginosa
- Staphylococcus saprophyticus
- Liên cầu khuẩn nhóm B
- Nhiễm khuẩn huyết
- Enterobacteriaceae
- Klebsiella spp.
- Corynbacterium urealyticum
- Vi khuẩn Mycobacteria
Trong một số trường hợp hiếm hoi, nấm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, e. coli là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm bể thận cấp tính. Trào ngược Vesicoureteral (VUR), dòng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận, cũng có thể dẫn đến viêm bể thận cấp tính, vì nước tiểu trào ngược có thể mang vi khuẩn.
Mặc dù viêm bể thận có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm người nào, phụ nữ trẻ có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là trong độ tuổi từ 15 đến 29. Điều này có thể liên quan đến sự ảnh hưởng của quan hệ tình dục thường xuyên trong việc đưa vi khuẩn vào lỗ mở bên ngoài của niệu đạo và từ đó đến bàng quang.
Việc sử dụng các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ viêm bể thận bể thận cấp, cũng như viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu khác, vì chúng phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên của vi khuẩn nên ở khu vực âm đạo và thay vào đó cho phép vi khuẩn xâm nhập vào khu vực âm đạo.
3. Triệu chứng viêm thận bể thận cấp là gì?
Bệnh viêm thận bể thận cấp thường xuất hiện đột ngột với những biểu hiện sau:
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao rét run, có thể thành cơn 39 – 400C,kèm theo đau đầu và mệt mỏi, môi khô lưỡi bẩn, có thể mất nước do sốt cao. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị sốc nhiễm khuẩn.
- Hội chứng bàng quang cấp: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, tiểu mủ là những dấu hiệu sớm trước khi có biểu hiện VTBT cấp.
- Đau: Đau hông lưng, mạng sườn nhiều, có cảm ứng khi sờ vào, thường đau một bên, hiếm khi hai bên . Có thể xuất hiện cơn đau quặn thận.
- Vỗ hông lưng: dấu hiệu lâm sàng hay gặp trong viêm thận bể thận cấp.
- Chạm thận bập bệnh thận :có thế sờ thấy thận to.
4. Điều trị viêm thận bể thận cấp như thế nào?
Nguyên tắc điều trị viêm thận bể thận cấp
- Trường hợp nặng cần điều trị nội trú, cấy vi khuẩn niệu hoặc cấy máu trước khi dùng kháng sinh. Dùng kháng sinh sớm không đợi kết quả kháng sinh đồ. Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm. Nếu sau 3 – 5 ngày điều trị, triệu chứng lâm sàng không đỡ cần điều chỉnh kháng sinh theo kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.
- Giải quyết kịp thời các yếu tố tạo điều kiện dễ nhiễm trùng như: tắc nghẽn do sỏi hoặc các nguyên nhân khác phải được xác định.
- Các triệu chứng lâm sàng không có nghĩa là khỏi hết vi khuẩn gây bệnh, nên phải cấy khuẩn theo dõi 2 đến 4 tuần sau khi ngừng kháng sinh để đánh giá điều trị thành công hay thất bại.
- Các nhiễm khuẩn niệu tái phát cần phải được phân loại để xác định cùng một chủng hay do khác chủng. Nếu tái phát sớm xảy ra trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc điều trị là cùng một chủng. Nếu tái phát sau 2 tuần thường là nhiễm do một chủng mới.
Một số trường hợp cần lưu ý:
- Viêm ở người có thai:
- Thường gặp ở 3 tháng cuối.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh.
- Không chỉ định chụp X-quang.
- Mọi thăm dò hình thái khác chỉ tiến hành sau khi đẻ.
- Viêm tái phát nhiều lần:
- Mỗi lần tái phát sẽ làm biến dạng đài thận, tái phát nhiều lần sẽ gây xơ hóa và teo nhu mô thận.
- Nên điều trị kháng sinh kéo dài để dự phòng tái phát và tìm nguyên nhân.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về bệnh viêm thận bể thận cấp, hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu dụng, giúp bạn đọc nâng cao cuộc sống và hạnh phúc gia đình hơn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan như: