Xét nghiệm SGOT là xét nghiệm men gan được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu tổn thương gan. Vậy xét nghiệm SGOT là gì? Trường hợp nào cần phải xét nghiệm? Mục đích xét nghiệm phục vụ cho điều trị bệnh gì? Kết quả xét nghiệm phản ánh điều gì?…Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!
Bạn đọc hãy cùng Songkhoe.medplus.vn xem thông tin chi tiết dưới đây nhé!
Ngoài ra, bạn có thể xem các bài viên liên quan khác như sau:
Chỉ số SGOT là gì?
SGOT (hay còn gọi là AST) là một loại enzym có nhiều trong các tế bào gan và thận, xuất hiện số ít ở cơ tim và cơ bắp, não. Enzym này sẽ phóng thích vào máu nếu một trong các cơ quan đó bị tổn thương, hoặc có nhiều tế bào gan bị hoại tử.
Chỉ số SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT tăng cao chủ yếu trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT.
Ngược lại, chỉ số SGOT giảm trong các trường hợp đang mang thai, tiểu đường…
Xét nghiệm SGOT là gì?
Xét nghiệm SGOT là một trong những xét nghiệm men gan.
Xét nghiệm SGOT không thực hiện riêng lẻ mà thường được thực hiện cùng xét nghiệm SGPT. SGPT (Glutamic-pyruvic transaminase) hay còn gọi ALT (Alanine aminotransferase) là một men Transamine tập trung chủ yếu trong các tế bào gan. Dựa kết quả xét nghiệm men gan tăng ít hay nhiều so với giá trị bình thường, men SGOT hay SGPT tăng ưu thế hơn, sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán các nguyên nhân làm tăng men gan.
Bên cạnh xét nghiệm SGOT, một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương gan. Tùy theo nguyên nhân nghi ngờ mà bác sỹ đưa ra yêu cầu các xét nghiệm sau:
- Thử nghiệm viêm gan A, B, C.
- Thử nghiệm Ethanol.
- Thử nghiệm tiếp thuốc và các chất gây độc gan.
- Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin trong bệnh Wilson.
- Thử nghiệm sắt và xét nghiệm di truyền trong bệnh di truyền hemochromatosis.
- Sinh thiết gan.
Xét nghiệm SGOT khi nào?
Xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan.
Một số triệu chứng cụ thể như:
- Vàng mắt, vàng da, sẩn ngứa
- Mệt mỏi, thể trạng suy nhược, chán ăn.
- Chướng bụng hoặc sưng
- Phù nề ở chân và mắt cá chân
- Nước tiểu sẫm màu.
- Người nghiện rượu nặng.
- Cá nhân có gia đình tiền sử mắc bệnh gan
- Người có tiền sử virus viêm gan
- Người dùng nhiều thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan
Ngoài ra bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm đối với các trường hợp sau:
- Béo phì
- Nghi ngờ lây nhiễm viêm gan B
- Uống thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan
- Sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn
- Bị gan nhiễm mỡ không do rượu
- Tiểu đường hoặc mắc các hội chứng chuyển hóa.
Kết quả xét nghiệm SGOT phản ánh điều gì?
Chỉ số SGOT tăng nhẹ
Chỉ số SGOT tăng nhẹ nghĩa là mức độ tổn thương gan còn thấp. Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn, hoặc có thể do tắc mật. SGOT cũng có thể tăng lên do cơn đau tim hoặc chấn thương cơ.
Chỉ số SGOT tăng vừa
Chỉ số cao hơn mức giới hạn trung bình từ 2 đến 8 lần được gọi là AST tăng vừa, thường gặp ở những người viêm gan do uống quá nhiều rượu bia.
Chỉ số SGOT tăng cao
Trường hợp tế bào gan bị hoại tử như viêm gan do virus cấp, do mạn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc thì AST sẽ tăng cao.
Kết luận
Chỉ số SGOT là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng tổn thương gan. Khi gan bị viêm, hoại tử như trong viêm gan siêu vi, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, bệnh lý tự miễm…. Xét nghiệm SGOT sẽ thấy các men này tăng lên trong máu. Thường xuyên làm các xét nghiệm men gan sẽ rất hữu ích cho việc đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác các bệnh về gan thì SGOT chưa phải là chỉ số đặc hiệu mà cần thực hiện các xét nghiệm khác để phối hợp phân tích chẩn đoán.
Như vậy, Medplus.vn vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và hữu ích về Xét nghiệm SGOT . Hãy lươn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác từ Songkhoe.meplus.vn mỗi ngày bạn nhé!!!