Cơ tim là căn bệnh tim mạch có thể đe dọa sự sống con người ngay bất cứ lúc nào. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, chú ta phải hết sức chú ý. Bên cạnh biết, ta cần nắm rõ các kiến thức về bệnh. Không chỉ để bảo vệ bảo vệ sức khỏe bản thân, mà còn bảo vệ những người xung quanh ta. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ về 04 biến chứng nghiêm trọng của bệnh cơ tim.
Bệnh cơ tim là gì?
Bệnh cơ tim là bệnh bắp thịt trên thành tim. Đây là bệnh lý khi cấu trúc cơ tim thay đổi dẫn đến chức năng cơ tim bị biến đổi. Khả năng bơm máu của tim cũng gặp vấn đề trầm trọng. Người mắc bệnh cơ tim có thể đối mặt với những biến chứng tim mạch thông qua nhiều loại bệnh của bệnh cơ tim.
Khi mắc bệnh cơ tim, các cơ tim trở nên quá lớn, dày hoặc chai cứng. Hiện tượng này khiến tim không thể co bóp liên tục, hữu hiệu để bơm máu trong hệ tuần hoàn. Nhiều trường hợp được bác sĩ ghi nhận khi mô cơ tim biến thành mô sẹo. Tim biểu hiện yếu đi, còn gọi là bệnh lý « loạn nhịp tim »
Bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Những biến chứng tim Biến chứng bệnh cơ tim
Theo thời gian, bệnh cơ tim có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
Biến chứng 1: Suy tim
Khi thành cơ tim trở nên dày, cứng, tim sẽ không thể bơm máu một cách hiệu quả và cuối cùng dẫn đến suy tim.
Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh suy tim mạn tính hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên có thể điều trị làm chậm sự tiến triển, hạn chế biến chứng. Cũng có một số trường hợp suy tim cấp sau khi giải quyết được nguyên nhân gây suy tim có thể chữa khỏi hẳn. Ở giai đoạn đầu nếu được điều trị đúng cách có thể có cuộc sống lâu dài khoẻ mạnh.
Biến chứng 2: Huyết khối
Việc bơm máu không hiệu quả của tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Nếu những cục máu đông này theo dòng máu ra khỏi tim, nó có thể làm tắc động mạch vành tim hoặc động mạch não gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh cơ tim.
Biến chứng 3: Bệnh van tim
Sự thay đổi cấu trúc của thành cơ tim cũng có thể làm ảnh hưởng đến các van tim, gây hở van tim 2 lá.
Với một cấu trúc quả tim bình thường sẽ có bốn ngăn tim bao gồm hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Giữa các ngăn tim sẽ có các hệ thống dẫn máu sao cho đảm bảo được máu chỉ đi theo một chiều cố định. Người ta gọi đó là cácvan tim.
Theo đó, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái được ngăn với nhau bởi van hai lá. Nó cho máu đi một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Dòng máu từ tâm thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải ngăn cách với nhau bởi van ba lá. Nó cho máu đi một chiều từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Dòng máu từ tâm thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy.
Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được một quả tim bình thường sẽ có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá.
Biến chứng 4: Rối loạn nhịp tim, ngừng tim và đột tử
Bệnh cơ tim có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến ngất xỉu hoặc đột tử do nhịp tim ngừng đập đột ngột.
Có thể người bệnh mắc một số dấu hiệu và triệu chứng khác, nhưng không được đề cập tới vì do tính phổ biến của nó. Vì vậy, nếu bệnh nhân có những biểu hiện khác thường cần thông báo ngay tới bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Đường lây truyền bệnh Cơ tim
Bệnh cơ tim không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh nhưng thường liên quan đến yếu tố gia đình. Người có chứa gen đột biến có thể gây cơ tim phì đại.
Xem thêm 05 phương pháp phòng ngừa bệnh cơ tim
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD