Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến. Nó xuất hiện do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Cùng tìm hiểu về khái niệm và nguyên nhân dẫn đến áp xe thận.
Các thể của bệnh áp xe thận
- Áp xe thận vi thể : là thể áp xe thận nằm trong các mô thận, khá hiếm gặp. Nó có thể dẫn đến bệnh suy thận.
- Áp xe thận đại thể: là thể áp xe thận mà ổ mủ trong các mô thận, có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận. Ổ mủ được hình thành trong các mô thận. Loại áp-xe thận này có thể xảy đến sau khi bệnh nhân bị viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận mạch co hoặc đơn giản chỉ là viêm thận
Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến áp xe thận:
Nguyên nhân 1: Do nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.
Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong. Nó dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.
Nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi. Viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra áp xe thận.
Nguyên nhân 2: Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu. Các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu. Chúng báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận
Nguyên nhân 3: Do nhiễm Mycoplasma
Áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận. Khi nhiễm virus này, khả nặng bị áp xe thận của bệnh nhân cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân 4: Do sỏi đường tiết niệu
Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
- Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
- Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
- Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn.
Đặc biệt, nó gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào là nguyên nhân dẫn đến áp xe thận
Nguyên nhân 5: Do viêm thận
Viêm thận là tình trạng nhiễm khuẩn ở thận, bệnh sẽ tiến triển từ cấp tính thành mạn tính. Nếu bệnh viêm thận không được điều trị tốt có thể khiến tình trạng viêm ngày một nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Viêm thận tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận là nguyên nhân dẫn đến áp xe thận
Nguyên nhân 6: Nguyên nhân dẫn đến áp xe thận khác
Nguyên nhân sinh bệnh áp – xe thận do tụ cầu đi từ các ổ nhiễm khuẩn của cơ thể. Ví dụ như mụn nhọt ngoài da, hoặc từ các ổ áp – xe của cơ thể. Ngoài thận như áp – xe răng, áp – xe phổi,…Chúng theo đường máy đi tới thận, vào nhu mô rồi từ đó gây nên mưng mủ.
Áp – xe thận còn có thể do trực khuẩn gram ( – ) ở các cổ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc do ứ tắc đường niệu ( sỏi, khối u …) vi khuẩn vào máu tới thận, hoặc do sự lan truyền từ ổ nhiễm khuẩn, trào ngược nước tiểu, vi khuẩn vào thận gây áp – xe.
Trong nguyên nhân dẫn đến áp xe thận còn cần phải kể đến các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển như cơ thể suy nhược có mắc thêm một bệnh khác, đặc biệt là bệnh đái đường. Khoảng 10% trường hợp mưng mủ ở thận ở người mắc bệnh đái đường.
Những ai có nguy cơ mắc áp xe thận?
- Cả hai giới tính nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ngang nhau. Theo thống kê của Bộ y tế thì cứ 10.000 người thì có khoảng 10 người mắc bệnh này.
- Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh này rất cao, chiếm đến 1/3 số ca mắc bệnh áp-xe thận.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe thận, bao gồm:
- Người mắc bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm.
- Người phụ nữ mang thai.
- Người cao tuổi, nhất là những người từ 65 tuổi trở lên.
Xem thêm 10 phương pháp phòng tránh bệnh lao phổi
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD