Cùng Medplus tìm hiểu về 10 căn bệnh tai biến sản khoa thường gặp là gì bạn đọc nhé!

1. Tai biến sản khoa là gì?
Tai biến sản khoa là các biến chứng trầm trọng với bà mẹ và trẻ sơ sinh, có thể xảy ra trong lúc mang thai, trong lúc chuyển dạ, trong lúc sảy thai hay sinh non, thậm chí trong thời gian hậu sản (6 tuần sau sinh).
Tai biến sản khoa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, có thể đặc biệt nguy hiểm vì không thể tiên lượng trước được và nguy cơ đe dọa tính mạng của cả sản phụ lẫn thai nhi. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa. Do đó, dự phòng tai biến sản khoa đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.
2. Nguyên nhân gây tai biến sản khoa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tai biến sản khoa, trong đó phổ biến nhất là do chậm trễ trong quá trình khám thai cũng như việc phát hiện nguy cơ chậm, có thể do bác sĩ chẩn đoán và xử lý muộn, chuyển tuyến không kịp thời. Cho đến nay, y học thế giới kể cả ở các nước tiên tiến vẫn luôn khuyến khích thai phụ thường xuyên kiểm tra, theo dõi thai để sớm phát hiện những tai biến sản khoa nguy hiểm nhằm có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
3. Tai biến sản khoa thường gặp
Chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
- Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)
- Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Nhau bong non
Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, diễn tiến bệnh rất nhanh gây tử vong mẹ và con. Đây là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai một khi đã bong ra khỏi thành tử cung có nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt, lúc này cần đưa thai ra ngoài ngay.
Triệu chứng nhau bong non thường gặp bao gồm:
- Thai nhi có tim thai bất thường, biến đổi tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
- Khi thăm khám âm đạo nhận thấy cổ tử cung giãn mỏng, đoạn dưới tử cung căng phồng, bấm ối thấy nước ối màu hồng.
- Mẹ bị đau bụng đột ngột, thường đau nhiều. Ban đầu có thể mẹ chỉ đau ở tử cung nhưng sau đó lan ra khắp bụng khiến bụng cứng như gỗ.
- Mẹ bị chảy máu âm đạo, thường là máu loãng không kèm máu cục, sẫm màu. Lượng máu chảy ra không tương ứng với lượng máu mất thực sự.
- Mẹ có hiện tượng choáng đầu.
Tỷ lệ mắc bệnh nhau bong non trong thai kỳ khoảng từ 0,6-1%. Nhau bong non là nguyên nhân của 10-15% trường hợp tử vong con trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược thường không có dấu hiệu hoặc gây triệu chứng gì cho người mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể có xuất huyết âm đạo trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối (tuần thai từ 28-40). Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng như băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu, hoặc thậm chí gây tử vong cho sản phụ.
Nhau cài răng lược là một tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Sa dây rốn
Triệu chứng nhận biết nguy cơ vỡ tử cung:
- Mẹ bầu cảm thấy có dây rốn ở trong âm đạo.
- Nhìn thấy được dây nhau thai sa ra ngoài qua âm hộ.
- Ngôi thai cao
- Nước ối ra rất nhiều.
- Cổ tử cung mở lớn hơn 2cm, vỡ ối và ngôi đầu.
Tình trạng này rất nguy hiểm khi cuống rốn bị chèn giữa thành chậu hông và ngôi thai, hoặc thậm chí sa hẳn ra khỏi âm đạo, gây suy thai cấp. Thai có thể sẽ chết trong khoảng 30 phút nếu không mổ lấy thai ra kịp thời.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20).
Triệu chứng nhận biết tiền sản giật:
- Tăng huyết áp là dấu hiệu hay gặp nhất và sớm nhất, có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng.
- Mức độ protein niệu có thể thay đổi nhiều trong 24 giờ. Do đó xét nghiệm để protein niệu chính xác thì nước tiểu phải được lấy mẫu trong 24 giờ.
- Phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối, chỉ phù nhẹ ở chân, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết. Phù bệnh lý nếu phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể phù tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.
- Thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt.
- Dấu hiệu tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải.
- Dấu hiệu thần kinh: Đau vùng chẩm, thuốc giảm đau không đỡ, lờ đờ.
- Dấu hiệu thị giác: Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.
- Dấu hiệu tràn dịch đa màng: Bụng, tim, phổi.
Thuyên tắc mạch ối
Thuyên tắc mạch ối là tình trạng xâm nhập của nước ối vào trong mạch máu người mẹ, gây ra hàng loạt biến đổi nguy hại có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong cho sản phụ. Nếu xảy ra thuyên tắc ối, tỷ lệ tử vong mẹ hơn 80% dù tỷ lệ sống sót của thai nhi có thể lên đến 70%. Thống kê cho thấy có đến 50% sản phụ tử vong ngay trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng thuyên tắc ối, trường hợp may mắn sống sót cũng để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.
Triệu chứng nhận biết nguy cơ thuyên tắc ối:
- Sản phụ tím tái, khó thở, ngưng thở Sp02 (oxy máu) nhỏ hơn hoặc bằng 90%;
- Sản phụ ngưng tim, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt;
- Chảy máu không có cục máu đông.
Thuyên tắc ối diễn tiến rất bất ngờ, 50% tử vong do suy hô hấp, trụy tuần hoàn, rối loạn đông máu, dẫn đến chảy máu không cầm được. Đây là tai biến sản khoa không thể tiên lượng, không thể phòng ngừa và không thể điều trị được. Do vậy, để cứu mẹ và bé thì phải cố gắng nhận diện ra sớm nhất có thể.
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung được hiểu là sự xuất hiện của một vết rách trên thành tử cung. Khi tử cung bị vỡ hoàn toàn, vết rách toạc qua các lớp của thành tử cung và hậu quả có thể nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
Vỡ tử cung thường xảy ra ở trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường (ngôi ngang), đa thai hoặc có vết mổ ở tử cung. Trước khi vỡ tử cung có một giai đoạn doạ vỡ tử cung, cần phải phát hiện sớm nguy cơ vỡ tử cung để can thiệp kịp thời.
Ngôi thai ngang
Ngôi thai ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng… của thai nhi trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ.
Một số nguyên nhân khiến ngôi thai nằm ngang:
- Sản phụ bị dị dạng tử cung, rau tiền đạo, bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… gây ảnh hưởng đến sự bình chỉnh của thai nhi.
- Sản phụ mang đa thai
- Sản phụ có tiền sử đa ối, ối ít hoặc thai chết lưu
- Sản phụ có khung chậu cong, hẹp
- Hậu quả từ các cuộc phẫu thuật ở tiểu khung, gây xơ dính, làm cho trục của tử cung bị lệch
- Dây rốn quá ngắn làm cho thai nhi không xoay hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay đầu được
- Sinh sớm là nguyên nhân và hậu quả của thai ngôi vai
Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm là hiện tượng ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết. Hoặc có thể hiểu vỡ ối sớm là vỡ tự nhiên của màng ối và màng đệm tại bất kỳ thời điểm nào trước khi có chuyển dạ
Nguyên nhân của hiện tượng vỡ ối non có thể là do các yếu tố cản trở sự điều chỉnh của ngôi thai bao gồm:
- Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao
- Khung chậu hẹp
- Nhau tiền đạo
- Đa thai. Đa ối.
- Nguyên nhân của hiện tượng này còn do hở eo tử cung, viêm màng ối ( thường do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo).
Đây là biến chứng làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tử cung và nhiễm trùng sau sinh, khiến tăng nguy cơ sinh non hoặc kéo dài thời gian sinh. Nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi mà quá lâu trẻ chưa được sinh ra. Ngoài ra, vỡ ối sớm còn là lý do khiến trẻ sơ sinh bị mắc bệnh viêm phổi.
Nhiễm trùng hậu sản
Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở sản phụ sau khi sinh xuất phát từ đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh.
Triệu chứng nhận biết nhiễm trùng hậu sản
- Sản dịch có mùi hôi
- Có thể bị sốt
- Tử cung co chậm và đau
4. Cách phòng ngừa tai biến sản khoa
Nguyên tắc chung để phòng tránh các biến chứng thai kỳ và bất thường thai nhi là cần quản lý thai kỳ tốt, nhằm sớm phát hiện các thai kỳ nguy cơ để quản lý thai kỳ nguy cơ đó tốt nhất có thể. Điều này có nghĩa là thai phụ cần được khám thai định kỳ và sinh nở ở những cơ sở y tế uy tín.
Ngoài ra, để phòng tránh các tai biến trong sản khoa, thai phụ cần lưu ý:
- Thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 lần trong thai kỳ vào giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối;
- Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có;
- Cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ, bổ sung sắt, canxi…
- Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng.
- Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Khám thai định kỳ, phát hiện các thai kỳ có nguy cơ và quản lý các thai tốt, tư vấn thai phụ sinh ở tuyến có đủ phương tiện.
- Cần phát hiện và chẩn đoán sớm; có thái độ xử trí đúng lúc, hợp lý và chuyển tuyến sớm.
- Tập huấn người đỡ đẻ có kỹ năng.
- Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (cả sanh thường và sanh mổ).
- Tránh chuyển dạ kéo dài.
- Thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh tai biến sản khoa, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :