Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hằng ngày.
Hiện nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một ra tăng. Đây là con số đáng báo động vì bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch.
Ảnh hưởng của bệnh
Theo các chuyên gia y tế, giãn tĩnh mạch chân thường gây khó chịu, đau đớn, cản trở sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng của nó thật sự rất đáng lo ngại. Như:
- Hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây tắc mạch máu tại chỗ. Hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch chỗ khác.
- Nghiêm trọng nhất là gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
- Các tĩnh mạch giãn to dễ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Rối loạn biến dưỡng da dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân (tình trạng loét chân do tĩnh mạch rất khó điều trị),…
Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.
Do tuổi tác
Tuổi tác cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi vì khi chúng ta ngày một lớn tuổi. Các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, chức năng suy giảm. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh luôn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ người trẻ tuổi bị bệnh.
Do tình trạng cân nặng
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, người ta nhận ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi vì tình trạng thừa cân béo phì thường khiến chúng ta mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch. Đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Do nhiều yếu tố khác
- Thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chi dưới.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.
- Viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch nông và sâu
- Khiếm khuyết van do bẩm sinh
Một số người bị suy giãn tĩnh mạch chân là do ảnh hưởng gen di truyền của gia đình, ngoài ra người phụ nữ cũng là đối tượng thường bị bệnh. Lý do đó là hormone của họ bị thay đổi, rối loạn trong một số thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc khi có em bé.
Đối tượng có thể gặp tình trạng giãn tĩnh mạch
Trên thế giới, suy tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên tổng số dân, trong đó có 70% là nữ. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
- Do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch.
- Do phải đứng hay ngồi lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, may, văn phòng, giáo viên…
- Do khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc dùng giày không thích hợp.
Ngoài ra bệnh còn gặp ở những người người thừa cân hoặc người cao tuổi.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh có rất nhiều mức độ, giai đoạn. Trong từng thời điểm, bệnh nhân sẽ thấy những dấu hiệu khác nhau của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Hơn 77% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu của căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân. Đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
- Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều.
- Chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
- Nhiều mạch máu nhỏ li ti nhất là ở cổ chân và bàn chân.
- Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều. Lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
Giai đoạn phát triển
Trong đó, tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn, phình to, chúng ta có thể sờ và nhìn thấy rất rõ. Khi chạm vào chỗ bị sưng thì bạn cảm thấy đau đớn. Bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng.
Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân.
Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi. Nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da…
Giai đoạn biến chứng
Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn chúng mới hình thành thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân còn gặp tình trạng sưng tấy chân, thậm chí là nhiễm trùng, da phù nề. Càng ngày, chúng càng loét sâu hơn và lan sang các vùng da xung quanh. Máu ứ nhiều trong tĩnh mạch làm chân bị phù. Hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Nếu điều trị không tốt các cục máu đông có thể trôi theo dòng máu về tim. Gây thuyên tắc động mạch phổi gây nên một biến chứng có thể dẫn đến cái chết cho bệnh nhân. Tăng áp lực trong lòng các tĩnh mạch ở chân bị giãn nặng có thể gây chảy máu khó điều trị gây tử vong đã được ghi nhận.
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới
Bác sĩ chẩn đoán từ việc thăm hỏi các triệu chứng của bệnh nhân và kết quả khám chân. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để có hình ảnh của tĩnh mạch và loại trừ các bệnh khác.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được điều trị bằng một trong những cách sau đây (cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp):
- Điều trị nội khoa: Thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh đứng lâu, ngồi lâu, tăng cường vận động. Mang vớ y khoa liên tục vào ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề. Dùng thuốc để giảm đau, chống viêm, giúp thành mạch bền vững hơn, làm tan cục máu đông…
- Liệu pháp xơ hóa: Bệnh nhân được tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch này bị mất chức năng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.
- Phẫu thuật: Các bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng.
Các phương pháp ngăn ngừa giảm tĩnh mạch chi dưới
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tự phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân cho mình và những người xung quanh bằng cách biện pháp sau đây:
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Khi ngồi nên nâng chân lên cao.
- Mang vớ y khoa mỗi ngày.
- Duy trì vóc dáng cân đối, tránh thừa cân béo phì.
- Thăm khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những tình huống phải đứng yên một chỗ hoặc ngồi thõng chân lâu. Bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên đi lại thường xuyên nếu có thể. Ngoài ra, tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cũng có thể góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối đừng chủ quan trước các triệu chứng của bệnh. Bài viết đã cung cấp thông tin cơ bản cũng như biến chứng có thể xảy ra sau này.
Khi bệnh mới xảy ra, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng, tĩnh mạch phồng to lan đến bắp chân hoặc gối, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Hãy đến bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Các bài tập tại nhà cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- TOP 6+ thuốc trị giãn tĩnh mạch an toàn và hiệu quả nhất
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Vinmec, Pacific Cross