Cơ thể bạn trải qua những thay đổi đáng kể khi mang thai và khi bạn sau khi sinh. Cơ thể thay đổi và tăng cân là điều bình thường và cần thiết trong thời gian này. Mặc dù không cần phải vội vàng giảm cân, nhưng bạn có thể tò mò về một chế độ ăn kiêng mới trong thời gian cho con bú để thúc đẩy quá trình giảm cân hoặc kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn biết 5 nhóm chất mà các mẹ sau sinh cần bổ sung trong thực đơn Keto.
Nguyên tắc khi thiết kế thực đơn Keto cho mẹ sau sinh
Sau khi sinh em bé, mẹ nên bắt đầu ăn kiêng theo chế độ keto khi nào để lấy lại vóc dáng? Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả 2 mẹ con, tốt nhất thì mẹ hãy chờ sau khi sinh 8 tuần mới nên bắt đầu chế độ giảm cân, tức là bé đã được 2 tháng tuổi. Nếu muốn tốt hơn, mẹ hãy đợi khoảng 5 đến 6 tháng. Mẹ hãy đợi đến khi bé dứt sữa thì mới nên sử dụng thực phẩm hỗ trợ đốt mỡ.
Bên cạnh đó, mẹ hãy tuân thủ những nguyên tắc sau khi xây dựng thực đơn keto cho mẹ bỉm sữa:
- Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không được nhịn ăn hay để cơ thể bị đói. Điều này sẽ khiến mẹ bị suy nhược, cơ thể không sản sinh đủ sữa cho bé bú hoặc nguồn sữa không đạt chất lượng.
- Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày, tốt nhất là mẹ hãy ăn từ 6 đến 8 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Việc ăn thành từng bữa nhỏ sẽ giúp cơ thể không bị đói và không bị quá tải.
- Trong vòng từ 9 tháng đến 1 năm sau khi sinh hoặc ít nhất là 6 tháng đầu, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có dạng lỏng và chứa thành phần hải sản, thịt nạc và đa dạng rau củ quả.
- Mẹ nên uống thêm từ 400 đến 600ml sữa mỗi ngày nhằm đảm bảo chất lượng sữa cho em bé bú.
4 nhóm chất cần bổ sung trong thực đơn Keto cho mẹ sau sinh
Những nhóm chất nên có mặt khi xây dựng thực đơn Keto cho mẹ sau sinh bao gồm:
Chất đạm
Mỗi ngày bổ sung khoảng 70g cho cơ thể nhằm giúp vóc dáng săn chắc, cơ thể khỏe khoắn hơn. Chất đạm vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sữa mẹ cũng như vóc dáng trong thực đơn Keto cho mẹ cho con bú.
Để đảm bảo dù thực hiện chế độ ăn giảm cân mà vẫn đủ sữa, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều những món “lợi sữa” nhưng quá dư thừa năng lượng như:giò heo, chân giò… vì những món này rất nhiều mỡ mà lại ít chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh như thịt, trứng, sữa, hạt sen, các loại đậu giàu protein. Những thực phẩm này rất tốt để tạo sữa mà lại không gây tích lũy nhiều mỡ.
Tinh bột
Với những mẹ đang cho con bú không nên cắt hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Chỉ nên bổ sung khoảng 50g/ ngày. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột có thể gây tăng cân. Tinh bột là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Chỉ nên bổ sung khoảng 50g/ ngày. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột có thể gây tăng cân.
Tuy rằng tinh bột là nhóm chất đầu tiên trong chế độ ăn kiêng keto cần cắt giảm nhưng khi đang cho con bú, mẹ vẫn cần nạp hàm lượng chất này vào cơ thể. Tinh bột là dưỡng chất quan trọng nhưng lại khiến tăng cân nhanh. Do đó, mẹ hãy cắt giảm khoảng 50g tinh bột mỗi ngày. Thay vì ăn toàn bộ các bữa chính là cơm trắng, mẹ có thể thay đổi thực đơn bằng những món ăn có chứa nguồn tinh bột tốt hơn như gạo lứt, yến mạch, gạo nâu, khoai lang, mì, nui…
Chất béo
Chất béo trong cơ thể chia làm 2 loại tốt và không tốt. Đối với nguồn chất béo không tốt cần chú ý tránh bổ sung cho cơ thể quá nhiều. Chúng chỉ nên nằm trong khoảng 25g. Hạn chế tối đa nguồn chất béo có trong những món ăn nhanh. Nên ưu tiên chất béo tốt được lấy từ dầu cá hồi, dầu bơ, dầu hạnh nhân,…
Mẹ hãy hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là những loại chất béo bão hòa. Mỗi ngày, mẹ bỉm sữa chỉ nên ăn 10g dầu ăn và tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể không vượt quá 25g. Mẹ nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn sẵn mà cần tự chế biến theo phương pháp luộc hoặc hấp. Một số loại chất béo mẹ nên bổ sung vào thực đơn giảm cân là dầu trong hạt bí, trái bơ, hạnh nhân, dầu cá hồi…
Chất xơ
Chất xơ rất tốt cho những người muốn ăn kiêng giảm cân. Vì vậy, nên ưu tiên khẩu phần chứa chất xơ trong thực đơn của mình để thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn bình thường.
Mỗi ngày, bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 300g đến 400g rau củ và trái cây đa dạng để giúp bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Chất xơ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp mẹ cảm thấy no và kiểm soát tốt chứng thèm ăn vặt.
Xem thêm:
Nguồn: Tổng hợp