Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn tâm thần nặng và phổ biến. Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên lộn xộn và tách khỏi thực tại. Những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác, cảm xúc. Dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt. Nghĩa là mất dần tính hài hòa, thống nhất gây ra những chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần.
Bệnh này cũng làm người bệnh mất khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc hiểu một vấn đề nào đó. Bệnh nhân tâm thần phân liệt có nhiều hành vi kỳ lạ do nghe thấy các giọng nói trong đầu và thấy những thứ không có thật. Ảo tưởng, cảnh giác quá mức (hoang tưởng ảo giác), nóng nảy và bạo lực.
[elementor-template id="263870"]
Tâm thần phân liệt là một bệnh mãn tính, cần phải điều trị suốt đời.
Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu tập trung ở lứa tuổi trẻ độ tuổi 15 – 35. Đây là độ tuổi lao động và làm nghĩa vụ quân sự.
Theo thống kê ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,3 – 1,5% dân số. Ở nước đang phát triển tỷ lệ mắc sẽ cao hơn ở những nước công nghiệp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc tâm thần phân liệt là 0,47% (số liệu năm 2002).
Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt
Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà khoa học đã tìm được một số yếu tố làm tăng nguy cơ gồm:
- Yếu tố gia đình: Tâm thần phân liệt có xu hướng dễ tái phát hoặc ở những người có gia đình thường xuyên mâu thuẫn, không hạnh phúc.
- Yếu tố di truyền: Theo thống kê, khoảng 1% dân số có nguy cơ mắc tâm thần phân liệt. Tuy nhiên ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh này là nguy cơ bị bệnh tăng lên 12%.
- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress quá độ hoặc sang chấn tâm lý cũng góp phần thúc đẩy bệnh.
- Nhiễm virus, nhiễm độc, và suy dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu;
- Có bố ruột lớn tuổi khi sinh;
- Dùng thuốc ức chế hoặc kích thích thần kinh và hành vi khi còn thanh thiếu niên hoặc nhỏ hơn;
- Bị rối loạn tự miễn dịch.
Dấu hiệu nhận biết tâm thần phân liệt
Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể có các biểu hiện khác nhau. Đặc trưng là triệu chứng hoang tưởng, rối loạn suy nghĩ, ảo thanh,…
I. Triệu chứng hoang tưởng
Bệnh nhân có những suy nghĩ sai lầm, không phù hợp với thực tế. Bản thân người bệnh lại cho rằng hoàn toàn đúng. Người khác cũng không thể giải thích được cho bệnh nhân hiểu. Tùy theo nội dung hoang tưởng, bệnh nhân cũng có một số phản ứng lại.
Các thể hoang tưởng thường gặp như:
- Hoang tưởng tự cao
- Bệnh nhân có suy nghĩ mình có thể làm được những điều mà thực tế không làm được.
- Bệnh nhân có suy nghĩ rằng người thân xung quanh hoặc ai đó đang tìm cách hãm hại, đầu độc họ.
- Hoang tưởng bản thân bị chi phối
- Bệnh nhân có suy nghĩ có một thế lực vô hình đang kiểm soát suy nghĩ, hành động của mình. Thế lực đó có thể là ma quỷ, thần tiên hoặc vô hình.
II. Triệu chứng ảo thanh
Bệnh nhân nghe thấy những âm thanh, giọng nói vang bên tai hoặc trong đầu. Triệu chứng thường khá tiêu cực như âm thanh chửi bới, đe dọa buộc tội, cười nhạo,…
Bệnh nhân sẽ có phản ứng lại khi gặp triệu chứng ảo thanh như: bịt tai, nổi điên, sợ hãi, ngồi thu mình lại,…
III. Triệu chứng rối loạn khả năng suy nghĩ
Rối loạn khả năng suy nghĩ đôi khi khiến lời nói của họ trở nên vô cùng khó hiểu. Bệnh nhân có thể đang nói dừng đột ngột rồi 1 lúc sau có thể tiếp tục hoặc chuyển chủ đề. Triệu chứng nặng có thể khiến bệnh nhân nói lộn xộn, lung tung, người nghe không thể hiểu.
IV. Triệu chứng không đặc trưng
Triệu chứng khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân tâm thần phân liệt nhưng không đặc trưng như:
1. Giảm bộc lộ tình cảm
Bệnh nhân không hoặc ít có phản ứng tình cảm trước sự kiện vui buồn, không biểu lộ cảm xúc nhiều. Một số trường hợp bệnh nhân phản ứng cảm xúc ngược lại với sự việc.
2. Mất ý muốn làm việc
Tình trạng này khiến bệnh nhân dần mất ý muốn làm việc nhưng không phải do lười biếng. Điều này khiến họ không tiếp tục thực hiện tốt công việc hoặc học tập. Nặng hơn ảnh hưởng đến cả các công việc cá nhân đơn giản như nấu ăn, giặt giũ, làm việc nhà,…
Nặng nhất là bệnh nhân không còn khả năng phục vụ bản thân như: tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn uống,…
3. Tự cách ly xã hội
Bệnh nhân tâm thần phân liệt không muốn tiếp xúc với xã hội và cả những người thân trong gia đình.
4. Không ý thức được vấn đề của bản thân
Hầu hết bệnh nhân không biết rằng mình bị bệnh. Nên sẽ phản ứng lại nếu bị đưa đi chữa bệnh hoặc nổi giận với những người nghĩ rằng họ bị bệnh.
Khi bị bệnh, bệnh nhân thường xa lánh với mọi người, ít nói chuyện, trở nên trầm tư, thường xuyên sợ hãi lo âu. Tuy nhiên người bệnh thường không phát hiện ra bệnh, để nó tự diễn tiến âm thầm, nguy hiểm.
Tâm thần phân liệt có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Với những bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt các bác sĩ khuyến cáo nên điều trị bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát. Bởi đây là căn bệnh mạn tính cần được điều trị cả đời ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã giảm bớt. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người bệnh sống suốt đời trong sự không tỉnh táo. Không chỉ ảnh hưởng người bệnh mà còn cuộc sống của những người xung quanh.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?
Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và một số xét nghiệm máu khác có thể giúp loại trừ các tình trạng khác gây ra triệu chứng tương tự. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh, ví dụ như chụp MRI hoặc CT scan.
Bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng.
Cách điều trị tâm thần phân liệt
Điều trị bằng thuốc
Đây được xem là phương pháp thông dụng và có hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Tùy từng trường hợp mà việc lựa chọn từng loại thuốc, liều lượng thuốc lại khác nhau nhằm phù hợp với mỗi cá thể. Thông thường người ta thường sử dụng chủ yếu là thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần và thuốc điều hòa khí sắc.
Những chú ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt:
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Các thuốc điều hòa khí sắc có tác dụng tốt trong trường hợp dự phòng các đợt tái phát nhất là các thể rối loạn cảm xúc.
- Các thuốc chống Parkinson cũng cần được sử dụng hợp lý.
Điều trị bằng liệu pháp sốc điện
Phương pháp điều này hiện không được sử dụng phổ biến với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp này. Đó là:
- Tâm thần phân liệt ở thể căng cường lực.
- Trạng thái kích động mạnh của tâm thần phân liệt.
- Các bệnh nhận có hành vi tự sát.
- Các trường hợp kháng điều trị nói chung.
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý – xã hội
Cùng với thành công trong việc sử dụng thuốc điều trị thì điều trị bằng liệu pháp tâm lý – xã hội cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Theo đó, liệu pháp này có những phương pháp điều trị hỗ trợ như:
- Phục hồi khả năng tiếp xúc của bệnh nhân với mọi người xung quanh, gia đình và xã hội.
- Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh, cư xử phù hợp và hỗ trợ cùng điều trị bệnh.
- Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về bệnh, có thể thông cảm và hỗ trợ giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả hơn.
Phục hồi chức năng tâm lý cho bệnh nhân rất quan trọng. Đôi khi là mắt xích quan trọng để loại bỏ tác nhân nguy cơ gây bệnh. Giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả, nhanh chóng hòa nhập với xã hội.
Các biện pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt
Không có cách nào chắc chắn để ngăn chặn bệnh khởi phát. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể giúp được các triệu chứng dưới sự kiểm soát trước khi phát triển các biến chứng nghiêm trọng và có thể giúp cải thiện triển vọng lâu dài. Gắn bó với kế hoạch điều trị có thể giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng tâm thần phân liệt.
Đối với những người có nguy cơ mắc tâm thần phân liệt, chủ động thực hiện các bước như tránh sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm stress, ngủ đủ giấc. Bắt đầu dùng thuốc chống loạn thần ngay khi cần thiết có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng hoặc ngăn không cho xấu đi.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Tâm thần phân liệt tuy không gây tử vong nhưng là bệnh phải điều trị suốt đời. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh và người thân. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm có thể giúp kết quả việc điều trị tiến triển tốt hơn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh tâm thần phân liệt. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- GIA ĐÌNH VỚI VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI NHÀ
- Bệnh viện Tâm thần TP HCM ở đâu? Có tốt không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp