Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não / Đột quỵ não là một tình trạng y tế trong đó lưu lượng máu đến não giảm đi dẫn đến việc chết tế bào. Có hai loại đột quỵ chính: thiếu máu cục bộ, do thiếu lưu lượng máu và xuất huyết, do chảy máu. Cả hai kết quả là các phần của não không hoạt động được.
Tai biến mạch máu não được ví như một cơn đau não. Nó có thể đến bất kỳ lúc nào, xảy ra với bất cứ ai. Khi lưu lượng máu đến một vùng não bị gián đoạn, các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi. Khi các tế bào não bị chết do cơn đột quỵ, khả năng kiểm soát bởi vùng não đó bị hư hại. Khiến bộ nhớ và khả năng vận động giảm sút. Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào kích thước vùng não bị tổn thương.
Phân loại tai biến mạch máu não
Có hai loại tai biến mạch máu não như sau:
[elementor-template id="263870"]
Nhồi máu não
Chiếm 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc. Lúc này một phần não sẽ bị ngừng cung cấp máu, càng kéo dài thời gian sẽ khiến khu vực đó bị hoại tử. Khi bệnh nhân bị tai biến do nhồi máu não có thể cấp cứu trong khoảng 4 tiếng từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thương não. Giúp giảm đi những nguy cơ để lại di chứng cho cơ thể.
Xuất huyết não
Chỉ chiếm 20% tổng số ca bệnh, tuy nhiên tử lệ tử vong cực kỳ cao. Nguyên nhân do máu tràn vào mô và làm tổn thương đến não gây nên tình trạng phù não. Lúc này áp lực các mô xung quanh tăng lên, hậu quả sẽ giết chết các tế bào não và vỡ mạch não. Thời gian “vàng” dùng để cấp cứu bệnh nhân tai biến do xuất huyết não chỉ tính bằng đơn vị phút. Chính vì vậy nguy cơ tử vong trong trường hợp này rất cao nếu không có biện pháp sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Các bệnh lý có tính di truyền (đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp…). Bệnh lý do thói quen sống gây ra bệnh tai biến mạch máu não có thể kể đến bao gồm:
Tiền sử đột quỵ
Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Bệnh tim mạch
Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ não cao hơn người bình thường. Đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch và mạch máu nhỏ.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân tai biến mạch máu não.
Mỡ máu
Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Đái tháo đường
Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
Thừa cân, béo phì
Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ bị đột quỵ não.
Đau đầu
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% những người bị đột quỵ có liên quan trực tiếp đến đau đầu. Kết quả này cho thấy đau đầu ít nhiều có liên quan đến đột quỵ.
Mất ngủ
Theo các chuyên gia tại ĐH Y khoa Icahn (ISM), ngủ dưới 5 giờ/ngày, có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ ngày. Do đó, mất ngủ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khởi phát tai biến mạch máu não.
Lối sống không lành mạnh
Ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất. Dùng các chất kích thích, lười vận động có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Trong đó, thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Đối tượng của tai biến mạch máu não
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ não. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ não cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gần gấp đôi so với người da trắng.
Các yếu tố tự nhiên thường khó giải đáp và thay đổi. Có thể tạm hiểu, đột quỵ liên quan đến sự lão hóa của cơ thể, gen về giống nòi, chủng tộc. Các phạm trù này đã được “lập trình” sẵn và chưa thể thay đổi được. Chúng ta chỉ có thể kéo dài thời gian sống và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra chúng mà thôi.
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Tai biến mạch máu não là hiện tượng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Nếu trong vòng vài phút, máu não không được lưu thông sẽ khiến tế bào não chết. Vùng não bị tổn thương càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng thì di chứng để lại sẽ càng nhiều, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đây thật sự là một tình trạng rất cấp bách cần xử lý ngay lập tức.
Triệu chứng và dấu hiệu của tai biến mạch máu não
Khuôn mặt bị méo một bên
Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến diễn ra. Méo mặt là một trong những dấu hiệu tai biến dễ nhận biết. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.
Khả năng cử động của cánh tay giảm dần
Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.
Giảm thị lực
Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.
Nói lắp
Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được
Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.
Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
Dáng đi bất thường
Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.
Đau đầu
Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.
Nấc cục
Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.
Khó thở
Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh.Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoáng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.
Cách điều trị tai biến mạch máu não
Chỉ giữ lại điều trị tại tuyến cơ sở khi tai biến mạch máu não thoáng qua. Khi tai biến hình thành nên chuyển bệnh nhân lên tuyến huyện, tỉnh hay trung ương.
Ðiều trị nội khoa nhằm 4 mục tiêu: Duy trì đời sống, giới hạn tổn thương não, hạn chế di chứng và biến chứng. Trên thực tế có hai loại biện pháp sau đây:
Điều trị nội khoa
Các biện pháp tái lập tuần hoàn não
Các thuốc chống đông như heparin hạn chế sự phát triển cục máu tắc được chỉ định trong tắc mạch nguồn gốc từ tim dùng trong 2-5 ngày. Chống chỉ định đối với các thiếu sót thần kinh nặng, nhồi máu rộng, nhồi máu có chảy máu thứ phát và tăng huyết áp giao động.
Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, ticlopidine, dipyridamole, triflusal (disgren)…chủ yếu dự phòng cấp 2.
Các thuốc giãn mạch não chỉ có naftidrofuryl (praxilene) là có hiệu quả với liều 600mg/ngày.
Các biện pháp bảo vệ tế bào não
Các thuốc chẹn Ca++ nếu dùng sớm trước 48 giờ cũng có hiệu quả. Các thuốc kháng glutamate làm nghẽn sự giải phóng glutamate hoặc phong tỏa các thụ thể NMDA. Tuy nhiên các thuốc này gây ảo giác nên ít được sử dụng.
Các thuốc ức chế gốc tự do như tirilisade, clomethiazole đang còn trong giai đoạn đánh giá. Kháng serotonin/ piracetam 1200- 2400mg/ngày hay vinpocetine 15- 30 mg/ngày… Cerebrolysin 10 ml ngày 2-3 ống tiêm tĩnh mạch trong 20-30 ngày.
Ðiều trị triệu chứng là chính bằng các biện pháp như đảm bảo đường dẫn khí lưu thông nhất là khi rối loạn ý thức. Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng sang một bên. Tránh hít phải chất nôn, tránh tụt lưỡi gây ngạt thở và nên hút đờm giải thường xuyên.
Ðảm bảo huyết áp (HA) ổn định, tránh tụt huyết áp nhanh. Cân bằng nước điện giải. Chống co giật bằng phenytoin 15-18 mg/kg tĩnh mạch hay valium 5-10mg tĩnh mạch mỗi 10-20 phút
Chăm sóc
Chống loét bằng đệm hơi hoặc đệm nước hay trăn trở mỗi 2 giờ kèm xoa bóp, vệ sinh răng miệng. Tránh viêm phổi bằng vỗ, rung ngực. Chống nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiểu do xông tiểu.
Vật lý trị liệu sớm
Tránh dùng dung dịch glucose nhất là ưu trương vì glucose máu cao làm tăng trưởng cục máu tắc và làm tăng axit lactic tại chỗ nhồi máu não.
Ðiều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh khi xơ vữa gây hẹp trên 70% thay khi nhồi máu tiểu não.
Có hay không các biện pháp phòng bệnh?
Các bệnh lý có thể đến do di truyền nhưng lối sống quyết định một phần quan trọng. Đối với tình trạng đột quy não cũng vậy. Nếu gia đình bạn có người bị đột quỵ não bạn có khả năng bị đột quỵ não Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này bằng lối sống khoa học mà cụ thể là:
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp
- Điều trị bệnh tăng huyết áp và tiểu đường (nếu có)
- Cải thiện mất ngủ, đau đầu
- Hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá
- Không sử dụng chất kích thích
- Khám sức khỏe định kỳ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Tai biến mạch máu não là một trường hợp cấp bách cần được điều trị kịp thời. Bệnh là hậu quả của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về tai biến mạch máu não. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- NGƯỜI MẮC BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO CẦN KIÊNG GÌ ĐỂ CHÓNG HỒI PHỤC? ĐỂ
- Lương y Nguyễn Quý Thanh – chuyên điều trị tai biến mạch máu não
Nguồn tham khảo: Tổng hợp