Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Người ta còn gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh được coi là sớm khi xuất hiện trước tuổi 40. Tùy theo cơ địa mỗi người, thời kỳ này có thể diễn ra vào các lứa tuổi khác nhau. Đồng thời, mỗi người cũng sẽ có những triệu chứng không giống nhau.
Nguyên nhân gây tiền mãn kinh
Đây là giai đoạn hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm. Không sản xuất đủ bộ ba nội tiết tố nữ là: estrogen, progesterone, testosterone để đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế, người phụ nữ phải đối mặt với những xáo trộn về tâm sinh lý, sức khỏe và cả sắc đẹp. Nguy cơ loãng xương, rối loạn tim mạch. Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, dễ bị kích thích tâm lý nên hay nóng giận. Chán nản, thiếu tập trung trong công việc, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi nhất là vào ban đêm. Mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, lo âu…
[elementor-template id="263870"]
Thực phẩm độc hại, làm việc trong môi trường ô nhiễm. Thường xuyên phải chịu nhiều căng thẳng, áp lực công việc. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý… Tất cả những yếu tố trên đều dẫn đến sự suy giảm của cả 3 nội tiết tố trong cơ thể: estrogen, testosterone, progesterone. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mãn kinh sớm. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng gây ra tình trạng mãn kinh sớm ở chị em như sau cắt bỏ buồng trứng hoặc sau điều trị hóa trị liệu.
Triệu chứng và dấu hiệu của tiền mãn kinh
Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị mãn kinh sớm
Sa vùng chậu
Mãn kinh sớm khiến lượng hormon sinh dục giảm. Làm cho cơ quan vùng chậu suy yếu, bàng quang, tử cung, trực tràng hay âm đạo cũng sa xuống. Phụ nữ sẽ khó đi tiêu, tiểu.
Khô giác mạc
Nồng độ hoóc môn estrogen và testosterone sẽ suy giảm cùng lúc, ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Giảm thính giác
Nồng độ estrogen đóng vai trò rất quan trọng ở ốc tai có vai trò chuyển đổi dao động cơ học thành các xung thần kinh. Vì vậy, thính lực sẽ giảm với phụ nữ trải qua mãn kinh sớm.
Giảm ham muốn
Giai đoạn này, âm đạo trở nên khô rát, ít tiết dịch. Lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng khiến việc quan hệ trở nên khó khăn, giảm xúc cảm.
Kinh nguyệt không đều
Nếu kinh nguyệt bị rối loạn không đều khi mới dưới 35 tuổi thì khả năng đang mắc chứng mãn kinh sớm là rất cao.
Canxi trong cơ thể thấp
Mất đi sự bảo vệ Estrogen, quá trình tạo xương giảm, hấp thu và chuyển hóa Canxi giảm. Gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Thường xuyên bị đánh trống ngực
Nội tiết tố estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Do đó khi thời kỳ mãn kinh sắp đến sẽ khiến mức nội tiết tố trong cơ thể sụt giảm dần. Gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Bốc hỏa, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ
Từ tuổi 35 trở lên, cơ thể giảm dần sản xuất melatonin – hormone giấc ngủ. Khi thiếu melatonin, cơ thể sẽ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Khó tập trung
Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lâu dần dễ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn…
Khó chịu, thay đổi tâm trạng
Do thiếu hụt lượng estrogen nên người phụ nữ khó kiểm soát được tâm trạng. Thường xuyên cáu gắt, hồi hộp, ngồi không yên… Thậm chí, nhiều người chuyển sang giai đoạn mãn kinh thì tính tình hoàn toàn thay đổi.
Rụng tóc
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tóc phát triển nhanh và khỏe hơn. Do vậy khi nồng độ nội tiết tố này bị suy giảm sẽ làm cho tóc yếu, mọc chậm, dễ rụng, thưa và mỏng hơn.
Bên cạnh các triệu chứng y hệt như tuổi mãn kinh đúng tuổi, tình trạng mãn kinh sớm còn làm cho chị em mất khả năng có thai do không có nang noãn chín hay noãn không rụng trứng được nữa.
Cách điều trị tiền mãn kinh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ:
Để giúp người phụ nữ đi qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, ít khó chịu thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cực kỳ quan trọng.
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu omega 3 và omega 6 có nhiều trong đậu nành, hạt hướng dương, dầu mè, rong biển,…
- Nạp thêm rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là những nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ thể như: súp lơ, rau bina, xà lách, khoai lang, ớt chuông,…
- Tăng cường bổ sung các chất đạm có lợi trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích,… trong chế độ ăn uống hằng ngày. Điều này giúp giảm lượng cholesterol xấu hấp thu vào máu, hạn chế nguy cơ các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc chất béo. Chị em cũng nên tránh các đồ uống có cồn (cà phê, bia, rượu,…), các chất kích thích.
Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng vui vẻ
- Hãy dành thời gian thư giãn với những hình thức mà bạn yêu thích như đi du lịch, shopping, xem phim, nghe nhạc, đọc sách,…
- Không nên giữ những bực tức hay tâm sự trong lòng
- Nên chia sẻ, trò chuyện với người thân hay bạn bè,…
- Đồng thời, cần chú ý đến thời gian nghỉ ngơi khoa học, lập kế hoạch làm việc hợp lý, không nên làm việc quá sức.
Rèn luyện thể dục thể thao
Bạn cũng nên tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ, chạy bộ, ngồi thiền, yoga, đạp xe, bơi lội,… Có thể nói đây là giải pháp giảm stress nhanh chóng, góp phần điều hòa tâm trạng ổn định, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Cách điều trị thời kỳ tiền mãn kinh này còn giúp cơ thể dẻo dai. Phòng ngừa loãng xương, giúp máu tuần hoàn, hạn chế tình trạng tăng cân.
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi tiền mãn kinh rất hiệu quả. Bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có thể tập thể dục trước giờ ngủ 2 – 3 tiếng hoặc uống trà tâm sen mỗi ngày để ngủ ngon hơn.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng. Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone). Điều trị nội tiết bao gồm
- Điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú
- Liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp
- Điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…
Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc. Cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.
Có hay không những phương pháp phòng tránh?
Vì đây là vấn đề về cơ chế hoạt động của các nội tiết tố nên không có biện pháp phòng tránh. Ai rồi cũng phải bước vào giai đoạn này. Mỗi người chỉ khác nhau việc đến sớm hay muộn. Tuy nhiên việc hiểu về tình trạng sẽ giúp bạn biết các đối phó và kiểm soát các triệu chứng một cách dễ dàng hơn.
Các vấn đề sức khỏe bị ảnh hưởng trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ được cải thiện rất nhiều nhờ vào chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học. Dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt là chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm sữa chuyên biệt bên cạnh bữa ăn hàng ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng.
Để tuổi mãn kinh đối với phụ nữ trở nên vui vẻ và thoải mái hơn, phụ nữ cần chú ý một số dấu hiệu tiền mãn kinh ở cơ thể mình. Cũng như lưu ý dinh dưỡng đủ chất bên cạnh việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn cho sức khỏe dẻo dai. Hãy luôn nhớ bổ sung nước thường xuyên để đảm bảo các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt!
Những người xung quanh cũng nên chú ý thăm hỏi và chọn cách cư xử phù hợp với người đang trong giai đoạn mãn kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Tiền mãn kinh là một giai đoạn mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải trải qua, không thể né tránh. Việc cần làm là bổ sung các kiến thức để có thể đối phó với những triệu chứng một cách tốt nhất.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về tiền mãn kinh. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: Tổng hợp