Có một chiều cao vượt trội luôn là ưu điểm mà lứa tuổi, giới tính hằng ao ước. Có thể ngay bây giờ bạn có đang rất mặc cảm với chiều cao thấp bé của mình nhưng bạn biết không để đạt được chiều cao đáng mơ ước không phải là điều quá khó khăn nếu bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục đúng cách. Không chỉ ở tuổi dậy thì, người trưởng thành vẫn có cơ hội tăng chiều cao khi kiên trì luyện tập yoga. Cùng Medplus tìm hiểu xem nhé!
1. Tập Yoga giúp tăng chiều cao như thế nào?
1.1 tăng cường sức mạnh của lưng và cột sống
Một số tư thế yoga (tư thế trái núi, tư thế ngồi gập người về phía trước…) giúp tăng chiều cao thông qua khả năng cải thiện sự dẻo dai cho lưng và cột sống cho người tập. Không những vậy, khi thực hiện các bài tập yoga tăng chiều cao phù hợp, các mô xương giãn ra sẽ giúp vóc dáng của bạn trông cao hơn.
Đặc biệt, loại hình tập luyện này còn làm tăng quá trình lưu thông máu, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ quan nội tạng. Từ đó, lượng chất lỏng xung quanh các đĩa đệm cột sống cũng sẽ tăng lên, giúp cột sống hoạt động dẻo dai hơn.
1.2 Kích thích cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng
Cơ thể mỗi người đều có chứa một lượng hormone tăng trưởng nhất định. Nhiều người nghĩ rằng hormone tăng trưởng sẽ ngừng hoạt động sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên, theo thực tế, những hormone này vẫn có thể được kích hoạt để giúp bạn cao thêm 1 – 2cm, đặc biệt là giai đoạn trước 25 tuổi.
Yoga là một trong những cách tăng chiều cao hiệu quả và an toàn
2. 7 bài tập tập yoga tăng chiều cao nhanh chóng
Chiều cao của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như di truyền, điều kiện sống và dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng một số bài tập có thể giúp tăng chiều cao.
Bạn có tin không? Tại sao không tự mình kiểm chứng bằng cách kiên trì tập thử 6 bài tập yoga tăng chiều cao dưới đây:
2.1 Tư thế trái núi (tadasana)
Trái núi là tư thế đơn giản nhất nhưng cũng quan trọng nhất đối với người mới bắt đầu tập yoga. Đối với việc tăng chiều cao, bài tập này có tác dụng kéo giãn tất cả cơ bắp từ đầu đến chân, từ đó tạo áp lực các bộ phận cơ thể khác và tạo điều kiện cho việc sản xuất hormone tăng trưởng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người trên thảm tập, 2 bàn chân sát vào nhau, chân mở rộng bằng hông để duy trì sự thẳng hàng của khớp hông, khớp gối và mắt cá chân.
- Bước 2: 2 cánh tay duỗi thẳng dọc theo người, lòng bàn tay hướng vào đùi và các ngón tay hướng xuống đất.
- Bước 3: Hít vào, giơ 2 tay lên cao và song song với nhau. Đồng thời từ từ nhón chân lên, kéo căng cơ thể càng nhiều càng tốt nhưng cố gắng vẫn giữ chân và tay thẳng.
- Bước 4: Giữ tư thế trong 20 – 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
2.2 Tư thế cái cây
Tư thế cái cây khá đơn giản nhưng lại có tác dụng tăng chiều cao rất tốt. Khi bạn gập một chân lại và đặt lên đùi kia, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ đặt lên chân đang chạm đất. Điều này giúp toàn bộ cơ bắp được săn chắc. Đồng thời, khi bạn rướn cánh tay lên cao, mô cơ và xương sẽ được kích hoạt. Lâu dần, chúng được giãn ra để chiều dài cơ thể được cải thiện.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đứng thẳng người trên thảm, 2 cánh tay để dọc hai bên cơ thể. Thở bình thường.
- Bước 2: Dùng chân trái làm trụ, gập chân phải lại và đặt bàn chân phải vào đùi trong của chân trái.
- Bước 3: Giữ thăng bằng bằng chân trái và giơ cao hai tay qua khỏi đầu. Chắp 2 bàn tay lại với nhau, duỗi thẳng cơ trong vài giây.
- Bước 4: Hít thở nhẹ nhàng rồi trở về tư thế ban đầu. Sau đó lặp lại với chân còn lại.
2.3 Tư thế đứng trên vai
Khi thực hiện tư thế đứng trên vai, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên phần vai, đồng thời trọng lượng này cũng sẽ gây áp lực trực tiếp lên tuyến yên để kích thích việc sản xuất hormone tăng trưởng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, lòng bàn tay úp xuống sàn và đặt dọc theo cơ thể
- Bước 2: Từ từ nâng chân, mông và lưng vươn thẳng lên cao, dùng hai bàn tay làm điểm tựa cho lưng.
- Bước 3: Giữ thẳng chân và cột sống để trọng lượng dồn lên vai và cánh tay.
- Bước 4: Nếu bạn thấy cổ bị đau hoặc căng ra thì hãy thả lỏng, trả cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi. Nếu không, hãy giữ yên tư thế đó trong khoảng 15 – 30 giây rồi hít thở đều đặn.
2.4 Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà không phù hợp với những người có vấn đề về huyết áp hoặc đã từng gặp chấn thương ở vùng lưng. Nguyên nhân là do tư thế này khiến bạn phải cong cả người và cổ về phía sau để kích hoạt tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Quỳ gối trên thảm tập yoga
- Bước 2: Từ từ ngã người về phía sau, 2 tay cố bắt lấy 2 lòng bàn chân. Đồng thời, đưa cổ tiến xuống chạm sàn. Nếu bạn vẫn chưa thực hiện được, chỉ cần hạ cổ và người xuống hết mức có thể là đã có thể dừng lại.
- Bước 3: Giữ tư thế trong vài giây, hít thở đều đặn rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
2.5 Tư thế ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi gập người về phía trước gây áp lực rất lớn lên cổ và cơ đùi sau. Những người bị thoát bị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa không nên thực hành tư thế này khi tập yoga tại nhà. Bởi vì đây là bài tập dễ khiến bạn bị chấn thương trở lại nếu không có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên yoga.
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng 2 chân về phía trước
- Bước 2: Thở ra, cúi người về phía trước. 2 tay chạm vào các đầu ngón chân
- Bước 3: Giữ thẳng lưng, cố gắng hạ đầu xuống để tựa đầu vào đầu gối.
- Bước 4: Trong suốt quá trình thực hiện bài này, bạn hãy giữ nhịp thở bình thường và tránh uốn cong đầu gối nhé.
2.6 Tư thế cánh cung
Tư thế này đòi hỏi bạn phải căng các cơ và kết hợp sự khéo léo của tay, chân, xương sống để thực hiện. Tuy khó nhưng mỗi ngày bạn chỉ dành 6 phút/ngày để luyện tập là sẽ có ngay chiều cao như ý.
Cách thực hiện
- Bước 1: Nằm sấp, tay duỗi thẳng sát cơ thể, chân khép lại.
- Bước 2: Kết hợp đồng thời việc đưa hai tay cao ra phía sau và đưa 2 chân lên để tay nắm được cổ chân.
- Bước 3: Dùng sức căng giãn toàn bộ cơ thể, đầu ngẩng cao, đồng thời hít vào thở ra đều đặn trong vòng 10 giây.
2.7 Tư thế rắn hổ mang
Tư thế này khá đơn giản, không mất nhiều sức nhưng có thể mang lại hiệu quả tăng chiều cao rất tốt. Nguyên nhân là do tư thế rắn hổ mang sẽ làm giãn tối đa phần xương cột sống để khung xương của bạn thay đổi và cao thêm vài cm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Nằm sấp, khép hai chân, mu bàn chân úp xuống sàn nhà. Khép 2 khuỷu tay và úp bàn tay xuống thảm. Trán chạm nhẹ xuống sàn và thả lỏng vai.
- Bước 2: Hít vào, dồn trọng lượng cơ thể lên 2 lòng bàn tay, chống bàn tay xuống sàn nhà, uốn cong lưng, nâng ngực và hướng đầu ra phía sau, nhìn lên trần nhà. Sau khi đã nâng tối đa, nín thở trong 8 giây.
- Bước 3: Thở ra, chậm rãi hạ thân trước và đầu xuống sàn nhà.
3. Kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn tăng chiều cao nhưng nếu được kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen nghỉ ngơi điều độ thì sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.
Để tăng trưởng chiều cao một cách nhanh chóng và hiệu quả, chế độ dinh dưỡng của bạn nên đảm bảo đầy đủ và hợp lý. Điều này nhằm cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể, để từ đó giúp xương chắc khỏe, dài nhanh.
Nhóm dưỡng chất quan trọng mà bạn cần bổ sung là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, các loại hạt, rau xanh các loại, trái cây.
Chế độ dinh dưỡng của bạn nên đảm bảo đầy đủ và hợp lý
Hơn thế nữa, bạn nên đảm bảo mình ngủ đủ giấc mỗi ngày, ít nhất là 7 – 8 tiếng mỗi buổi tối để tăng chiều cao. Vì trong giấc ngủ ban đêm, tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng để hỗ trợ bạn cải thiện chiều cao hiệu quả và nhanh chóng.
Do đó, bạn nên đi ngủ trước 22 giờ để có thể nhận được hiệu quả tốt nhất trong việc tăng chiều cao từ thói quen nghỉ ngơi hàng ngày này.
Dù đang ở độ tuổi nào, yoga vẫn luôn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Trong đó, những bài tập yoga tăng chiều cao luôn là một trong những ưu điểm vượt trội giúp bộ môn này ghi điểm trong lòng nhiều người. Để những bài tập trên phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên thường xuyên luyện tập yoga, đồng thời kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: