Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

8 mẹo điều trị rạn da hiệu quả dành cho bạn

8 mẹo điều trị rạn da hiệu quả nhất

Tình trạng rạn da khiến cho nhiều người đánh mất đi sự tự tin do ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Rạn da thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh và những người tuổi dậy thì. Vậy rạn ra có những biểu hiện gì và có những cách điều trị rạn da nào hiệu quả?

Rạn da là gì? Biểu hiện rạn da

Rạn da là tình trạng xảy ra khi các lớp da kéo căng quá mức trong thời gian ngắn. Sự thay đổi đột ngột này khiến cho liên kết collagen và elastin bị vỡ. Khi da được chữa lành, vết rạn da có thể xuất hiện.

Biểu hiện thông thường sẽ thấy vết rằn sọc. các vết rạn da có thể có màu hồng, đỏ, nâu, đen, bạc hoặc tím. Trong hầu hết các trường hợp, rạn da thường bắt đầu với màu tím, đỏ cuối cùng mờ dần thành màu trắng theo thời gian.

Vết rạn da màu đỏ thường điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngược lại, các vết rạn da màu trắng (còn được gọi là striae alba) là kết quả của các mạch máu bị thu hẹp hoặc bị mờ theo thời gian thường khó điều trị. Trong trường hợp này, những mạch máu bị thu hẹp không thể kích thích sản xuất collagen, gây khó khăn cho việc làm mờ vết rạn da hoàn toàn.

Rạn da thường xuất hiện trên các bộ phận trên cơ thể như: cánh tay, lưng, ngực, hông, vai và bụng dưới.

 

Rạn da không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, rạn da có thể là biểu hiện của tình trạng da tiềm ẩn nghiêm trọng khác. Theo các chuyên gia da liễu, rạn da khó điều trị hoàn toàn nhưng việc điều trị giúp mờ dần vết rạn da có thể mất thời gian rất lâu (vài năm).

Nguyên nhân rạn da là gì?

Việc cơ thể phát triển quá nhanh, tăng cân đột ngột và rối loạn nội tiết tố thường là nguyên nhân chính gây ra rạn da. Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng này. Một số nguyên nhân rạn ra phổ biến như:

  • Rối loạn hormone nội tiết tố: một số đối tượng thường dễ gặp tình trạng rạn da do rối loạn nội tiết tooa như phụ nữ đang và sau khi mang thai, tuổi dậy thì
  • Tăng hoặc giảm cân quá đột ngột
  • Do di truyền: Bố mẹ đi trước từng gặp vấn đề rạn da, bạn có khả năng cao thừa hưởng gen từ thế hệ đi trước
  • Tăng cân, béo phì
  • Do sử dụng một số loại thuốc bôi steroid
  • Lạm dụng thuốc corticosteroid (sử dụng trong thời gian quá lâu)
  • Phẫu thuật nâng ngực
  • Tăng kích thước cơ bắp đột ngột (khi tập thể hình).

Cách điều trị rạn nứt da hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng vết rạn nứt mà bác sĩ da liễu có thể chỉ định cho bạn. Tương tự như bất kỳ vết sẹo nào, tình trạng rạn da có thể là vĩnh viễn, những có thể làm mờ dần nhờ, không thấy rõ một số phương pháp điều trị rạn nứt da hiệu quả như:

1. Thuốc bôi

  • Retinod: Kem bôi retinod dẫn xuất vitamin A (chẳng hạn như tretinoin: Retin-A, Renova, Avita giúp làm giảm tình trạng và ngăn ngừa rạn da. Các sản phẩm vitamin A đôi khi có thể gây kích ứng da. Vì vậy tốt nhất bạn nên làm theo hướng dẫn nếu bạn có sử dụng sản phẩm có thành phần này. Lưu ý, không nên sử dụng kem retinoid cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú vì retinod có thể gây hại cho em bé.
  • Hyaluronic acidĐây là một thành phần hỗ trợ dưỡng ẩm và chữa lành cho da. Hyaluronic Acid thường được sử dụng dạng kem dưỡng da, lotions và serum. Sự xuất hiện của các vết rạn da sẽ khiến cho kém đàn hồi đi, một phần do Collagen hoạt động không hiệu quả. Theo một nghiên cứu, Axit hyaluronic có khả năng ảnh hưởng tăng sự liên kết elastin, giúp da săn chắc hơn đến độ đàn hồi da.
  • Tretinoin: Nếu bạn đã thử các sản phẩm retinol không hiệu quả, bạn có thể thử thuốc kê đơn tretinoin.
Tretinoin là một dẫn xuất tổng hợp vitamin A (chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và kê đơn). Tretinoin được sử dụng để giúp trẻ hóa da, tăng sinh các tế bào và kích thích sản xuất collagen

Giống như retinol, tretinoin là một loại retinoid (dẫn xuất vitamin A). Trong khi Retinol là một dạng vitamin A tự nhiên, Tretinoin là sự tổng hợp vitamin A và có tác động mạnh hơn nhiều so với retinol. (Lưu ý không sử dụng tretinoin cho da nhạy cảm).

ran da 3 1 - Medplus

2. Điều trị rạn da bằng laser

Các vết rạn da thông thường do collagen bị tổn thương và mất liên kết. Với các bước sóng laser và phương pháp ánh sáng xung cường độ cao giúp kích thích tăng sinh sản xuất collagen, có thể cải thiện tình trạng các vết rạn da theo thời gian. Theo The American Society for Dermatologic Surgery (ASDS) khuyến nghị, liệu pháp laser hoặc ánh sáng là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện và giảm đáng kể sự xuất hiện của các vết rạn da.

Nhiều người còn phân vân điều trị rạn da bằng laser bao nhiêu tiền. Chi phí điều trị khá cao, tuy nhiên lại laser trị rạn da lại cho kết quả hiệu quả và khá an toàn so với những phương pháp điều trị khác.

ran da 1 1 - Medplus

 

3. Microdermabrasion (Mài da vi điểm)

Microdermabrasion mài da vi điểm là phương pháp giúp tẩy da chết bằng việc sử dụng thiết bị cầm tay đưa tinh thể đặc biệt (chất mài mòn) lên da, nhẹ nhàng lấy đi vi khuẩn, dầu thừa giúp làm mới màu da cũng như kết cấu của làn da.

Theo nghiên cứu 2017, Microdermabrasion có thể hỗ trợ trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các vết rạn nứt trên da.

4. Radiofrequency (liệu pháp sóng tần số)

Phương pháp điều trị bằng sóng tần số vô tuyến hoạt động hiệu quả nhờ sóng năng lượng tác động vào da, kích thích sản xuất collagen. Từ đó giúp da săn chắc hơn, giảm những vết nứt rạn không mong muốn.

5. Điều trị rạn da bằng phương pháp chemical peel (thay da sinh học)

Nhờ các chất hóa học mạnh được hoạt hóa như axit glycolic, axit salicylic trên bề mặt da, giúp tẩy tế bào chết từ sâu bên trong và kích thích collagen được sản sinh giúp các mô liên kết chặt chẽ hơn. Điều này có thể làm các vết rạn trông nhỏ hơn, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Không phải tất cả các loại da điều được chỉ định sử dụng phương pháp này. Bạn cần có sự thăm khám với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho làn da.

6. Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hiệu quả nhờ sử dụng các yếu tố tăng trưởng tập trung từ máu tự thân. PRP được sử dụng tại chỗ hoặc tiêm vào da để kích thích sản xuất collagen mới. PRP có thể được áp dụng một mình hoặc kết hợp với laser tái tạo bề mặt, microneedling hoặc microneedling tần số vô tuyến. Khi được sử dụng một mình, PRP hoạt động hiệu quả hầu hết các vết rạn da mới.

Nhờ huyết tương giàu tiểu cầu (có yếu tố tăng trưởng được kích hoạt) giúp kích thích quá trình chữa lành vết thương, vì vậy phương pháp này cũng hỗ trợ điều trị các vết rạn da mà giúp đạt kết quả rõ ràng hơn

7. Filler

Axit poly-l lactic (sculptra) và canxi hydroxyapatite (Radiesse) là các chất làm đầy kích thích sinh học, kích thích collagen từ bên trong, đẩy các mô sẹo, làm mờ vết rạn nứt. Phương pháp này có thể kết hợp với các phương pháp khác như resurfacing lasers tái tạo bề mặt laser, microneedling.

Phương pháp filler đòi hỏi nhiều lần điều trị, cần khoảng 3 đến 4 tháng có thể thấy sự cải thiện rõ rệt vì cơ thể cần có thời gian để sản xuất lại collagen.

8. Phẫu thuật thẩm mỹ để điều trị rạn da

Việc cắt bỏ những nếp nhăn dư thừa ở bụng và chân. Tuy nhiên, cách điều trị rạn da này yêu cầu sức khỏe bệnh ổn định và không hút thuốc để có thể đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật.

Vì nhiều rủi ro và tác dụng phụ khi phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cần thảo luận và được chỉ định với bác sĩ phẫu thuật trước khi thực hiện liêu trình điều trị.

Lưu ý, tất cả những phương pháp trên điều cần có sự đánh giá và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên gia da liễu vì một số tác dụng phụ có thể xảy ra.

Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị rạn da

Rạn da là tình trạng khá khó điều trị vĩnh viễn, tuy nhiên mức độ thành công sau điều trị phụ thuốc rất nhiều yếu tố như:

  • Vết rạn da bao lâu
  • Loại da
  • Chi phí
  • Mong đợi của bệnh nhân.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các cách điều trị rạn da, để từ đó có thể lựa chọn cho mình phương pháp an toàn và phù hợp nhất với tình trạng da của bạn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: STRETCH MARKS: WHY THEY APPEAR AND HOW TO GET RID OF THEM

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *