Trẻ nhỏ bị mất ngủ có sao không?
Do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển, trẻ nhỏ cần nhiều thời gian để ngủ hơn người lớn. Giấc ngủ ở trẻ nhỏ cũng khác người lớn. Các bé ở giai đoạn sơ sinh cần nhiều thời gian ngủ hơn cả, từ 10-12 tiếng mỗi ngày. Với trẻ em từ 6 tuổi, bé cần 8-10 tiếng mỗi ngày dành cho việc ngủ. Trẻ bị mất ngủ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thể chất, tinh thần, chức năng xã hội và cảm xúc.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mất ngủ
Một số nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em:
1. Bé bị mộng du
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ xảy ra phổ biến khoảng 40%. Bé có thể vừa khóc vừa cười trong khi ngủ hoặc hét lên khi gặp ác mộng. Hiện tượng này xảy ra khi bé không ngủ đủ giấc, tình trạng ngủ thức thất thường.
2. Căng thẳng
Đây là nguyên nhân gây mất ngủ không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Điều này có thể do áp lực căng thẳng vì học tập, bạn bè. Các yếu tố về gia đình như xung đột cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ, khiến bé khó ngủ.
3. Mất ngủ do thuốc
Nếu trẻ nhỏ dùng một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, chống co giật hay corticosteroid có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
4. Rối loạn giấc ngủ và tâm lý
Một số trẻ bị vấn đề về thần kinh như trầm cảm, lo lắng, sợ hãi sẽ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ hơn các trẻ khác. Một số chứng bệnh như đau cơ, khớp, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn tăng động cũng khiến trẻ em mất ngủ.
5. Chất kích thích trong thực phẩm
Các chất kích thích như cafein có thể khiến bé bị mất ngủ. Nicotin cũng có thể khiến trẻ khó ngủ và ban đêm.
6. Trẻ bị mất ngủ do thiếu chất
Theo các chuyên gia, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng giúp hỗ trợ thần kinh có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ nhỏ. Các dưỡng chất khi thiếu hụt có thể gây mất ngủ ở trẻ em như Magie, protein, chất béo Omega-3 trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu và Kẽm.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị mất ngủ
Khi bị mất ngủ, trẻ sẽ có một số hiện tượng như khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh vào buổi đêm hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Trẻ có thể ngủ vào ban ngày, thường mệt mỏi và không tập trung. Sao nhãng bài vở tại lớp, hay mắc lỗi hoặc hay quên. Bé mất ngủ có thể xảy ra hiện tượng hiếu động thái quá do không ngủ đủ giấc.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mất ngủ
Mất ngủ ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe:
1. Hiện tượng trầm cảm
Mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể do căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều. Tình trạng này kéo dài làm tăng mức độ cortisol – là một hormone gây căng thẳng.
2. Bệnh tiểu đường
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, mất ngủ khiến tăng mức độ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch. Đây cũng là một vấn đề liên quan tới bệnh tiểu đường.
3. Béo phì
Trẻ có thể béo phì do mất ngủ là do trong thời gian mất ngủ, bé sẽ dễ có cảm giác thèm ăn. Điều này tăng áp lực lên dạ dày, gây béo phì và các bệnh về đường tiêu hóa.
4. Suy giảm hệ miễn dịch
Tình trạng ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tới việc giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ nhỏ dễ gặp vấn đề về sức khỏe.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị mất ngủ
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách giúp trẻ ngủ ngon:
1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cần đảm bảo lượng vitamin A,D, E, B, magie, canxi,… Giúp bé ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, chiều cao và cân nặng. Hãy đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết trong các loại thịt, cá béo, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
2. Đảm bảo giấc ngủ điều độ
Bố mẹ nên thiết lập cho bé một giấc ngủ điều độ về thời gian ngủ và thức dậy. Trẻ nhỏ nên ngủ trước 22 giờ và thức dậy vào 6 giờ sáng. Đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng cho bé. Cha mẹ cũng nên đi ngủ sớm cùng bé để làm gương, giúp bé học theo.
3. Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Các thiết bị điện tử có thể khiến bé dễ bị cuốn vào và quên mất việc phải đi ngủ. Hơn nữa, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử này có thể gây khó ngủ. Bố mẹ không nên cho bé sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Duy trì thời gian tránh các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ ít nhất 1 tiếng.
4. Bố trí không gian ngủ yên tĩnh
Không gian phòng ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ. Khi ngủ, bố mẹ nên giữ cho phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, đủ nhiệt độ, yên tĩnh, tránh tiếng ồn và không quá sáng.
5. Dùng phương pháp trị liệu hành vi
Phương pháp điều trị hành vi nhận thức như thôi miên có thể được sử dụng để điều trị mất ngủ ở trẻ nhỏ. Ví dụ như kể chuyện cho bé nghe, ôm trẻ cho trẻ dễ ngủ.
6. Một số liệu pháp tự nhiên
- Túi ngủ: Công dụng thư giãn các giác quan và giúp bé dễ ngủ hơn. Bố mẹ có thể cho các loại hoa khô vào túi như hoa cúc, oải hương, hoa hồng,… vào túi để cạnh trẻ lúc ngủ cho dễ ngủ.
- Nhỏ một vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm của trẻ. Cũng giống như túi ngủ, tinh dầu giúp bé thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn.
- Ăn thực phẩm nhiều magie có trong hạnh nhân, hạt bí ngô, rau diếp,… giúp bé dễ ngủ hơn.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị mất ngủ
Một số biện pháp trước khi lên giường ngủ giúp hạn chế mất ngủ ở trẻ:
- Không cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, dùng ít chất béo và gia vị kích thích. Cố gắng đại tiện trước khi đi ngủ.
- Vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ thong thả với đầu óc thư giãn 20-30 phút trước khi đi ngủ.
- Tập cho trẻ thói quen uống một ly sữa nóng hoặc nghe nhạc êm dịu… Sau đó lên giường nằm, nhắm mắt.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị mất ngủ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị mất ngủ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo