Trẻ nhỏ bị khàn tiếng có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khàn tiếng
1. Trẻ nhỏ bị khàn tiếng có sao không?
Khản tiếng là triệu chứng thông thường do lạm dụng dây thanh quá mức như la hét, khóc, giao tiếp nhiều.Trong trường hợp trẻ nhỏ bị khàn tiếng có các dấu hiệu nghiêm trọng như: Ho ra máu, khàn tiếng kéo dài dẫn đến mất giọng, sưng họng, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ…Có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng hoặc tổn thương phổi nặng nề.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khàn tiếng
Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ bị khản giọng, bao gồm:
Trẻ khóc và la hét quá mức
Tình trạng la hét quá mức, khóc to, nói nhiều,… ở trẻ là nguyên nhân khiến dây thanh quản bị tổn thương. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng bé bị khản giọng.
Hít khói thuốc lá
Trẻ bị khản giọng có thể do hít khói thuốc lá thụ động từ những thành viên trong gia đình. Nếu nguyên nhân do khói thuốc, tình trạng khàn giọng thường đi kèm với triệu chứng ho và khó thở.
Tiếp xúc với chất gây dị ứng
Khi đường hô hấp tiếp xúc với dị nguyên (thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…) cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng histamin vào các cơ quan ở đường hô hấp trên. Vì vậy triệu chứng khàn giọng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị dị ứng.
Mắc các về đường hô hấp
Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, cảm,… là những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bệnh lý này khiến hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy, gây ứ đọng đờm tại cổ và làm tổn thương dây thanh quản.
Do các bệnh truyền nhiễm
Khi cơ thể có nhiễm trùng, các cơ quan ở đường hô hấp như mũi, họng và dây thanh quản thường có xu hướng sưng viêm khiến trẻ bị khàn tiếng. Ngoài ra, còn có thể là do những nguyên nhân ít gặp như do trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản, hội chứng chảy dịch mũi sau,…
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị khàn tiếng
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời tham khảo một số phương pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ:
- Một số biện pháp bạn có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng bé bị khản tiếng, mất giọng, bao gồm:
- Cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 ngày, hạn chế cho trẻ vận động mạnh trong thời gian này.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và nước ép trái cây để làm dịu cổ họng
- Pha mật ong ấm cho bé uống 2 lần/ ngày có thể làm giảm tổn thương ở thanh quản
- Súc miệng và chải răng cho trẻ thường xuyên.
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
- Tăng cường vitamin và khoáng chất nhằm giúp nâng cao miễn dịch và sức khỏe cho trẻ.
- Vệ sinh không gian sống và sử dụng máy lọc không khí để hạn chế khói bụi và hóa chất độc hại.
- Dùng dung dịch rửa mũi và mắt để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
Trẻ nhỏ bị khàn tiếng khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khi nhận thấy bé bị khản tiếng kéo dài trên 3 ngày, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu tình trạng khàn tiếng đi kèm với các vấn đề như là:
- Bị đau họng kéo dài rất lâu
- Ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Có vấn đề trong khi thở và tạo ra âm thanh khò khè
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp vấn đề trong khi nuốt
- Giọng yếu trong khi khóc hoặc bé tạo ra âm thanh the thé, bất thường…
Phòng tránh khàn tiếng cho trẻ
- Rửa tay thường xuyên: Khàn tiếng có thể do nhiễm trùng đường hô hấp. Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn và giúp bạn khỏe mạnh.
- Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý và đánh răng 2 lần một ngày
- Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nước làm loãng đờm và làm ẩm cổ họng
- Tránh sử dụng cafein và các đồ uống có cồn
- Tránh khạc nhổ vì nó có thể làm tăng khả năng bị viêm dây thanh và kích thích cổ họng.
Trẻ nhỏ bị khàn tiếng nên ăn gì?
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm và bổ sung nước ép trái cây tươi để làm dịu cổ họng, niêm mạc thanh quản
- Hòa tan một ly nước ấm với 2 thìa mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày, giúp làm giảm tổn thương ở thanh quản. Lưu ý: Không áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể bị ngộ độc với một số hoạt chất trong mật ong.
- Tăng cường bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất cần thiết qua các bữa ăn hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe toàn trạng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, nước ngọt có gas, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc thức ăn cứng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng khàn tiếng ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo