Trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài có sao không?
Trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài là tình trạng lớp da mỏng ở khoang tai bị nhiễm trùng do sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc nấm. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ cảm thấy ngứa, đau, thậm chí chảy mủ, nên cực kì khó chịu. Theo thống kê, viêm tai ngoài phổ biến và ít gây nguy hiểm hơn so với viêm tai giữa. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng thính lực, hay lan ra tai giữa.
Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như đau ngứa tai, thậm chí là chảy mủ, sốt cao,v.v… Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng viêm tai ngoài ở trẻ. Cụ thể là:
- Sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị các loại vi khuẩn, nấm tấn công.
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn (hồ bơi, ao hồ,..)
- Sử dụng dụng cụ ngoáy tai không hợp vệ sinh.
- Biến chứng của các bệnh cảm cúm, viêm họng,…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài
Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm tai ngoài:
- Cảm giác ngứa và đau, thậm chí chảy mủ.
- Khi bị kéo vào vành tai hoặc ấn vào nắp tai, cơn đau tăng lên rõ rệt.
- Sốt cao
- Quấy khóc liên tục, kể cả khi ăn.
- Thường xuyên gãi tai
- Ống tai bị sưng, đỏ.
- Nổi hạch ở cổ.
Biến chứng nguy hiểm
Đối với trẻ mắc viêm tai ngoài, phần lớn các trường hợp không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể là: áp-xe não, giảm thính giác, hoại tử tế bào, viêm màng não, thậm chí tử vong,… Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng, biểu hiện bất thường ở tai trẻ.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài
Dưới đây là các phương pháp được gợi ý nhằm chăm sóc cho trẻ bị viêm tai ngoài:
- Đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, xác định mức độ bệnh
- Tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ
- Vệ sinh tai hằng ngày bằng dung dịch muối sinh lí, lau khô và nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm nóng hoặc thuốc giảm đau giúp giảm cơn đau hiệu quả.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực trẻ ngủ (áo gối, ga giường,..)
- Nên lót khăn trên gối trẻ ngủ và giặt, thay mỗi ngày để hạn chế ổ vi khuẩn xuất hiện
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn
- Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, không phải nhai nhiều
- Tránh cho bé tiếp xúc với âm thanh lớn.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài
Các biện pháp phòng ngừa chứng viêm tai ngoài ở trẻ:
- Giữ vệ sinh tai cho bé mỗi ngày (lau khô, ngoáy tai,…) đặc biệt mùa mưa ẩm.
- Có thể dùng dụng cụ nút chai khi đi bơi hoặc đi mưa để tránh nước bẩn vào tai.
- Nếu nước bị lọt vô trong ống tai khi gội đầu, bơi lội,..cần áp dụng biện pháp để nước chảy hết ra (nghiêng đầu sang một bên, dùng bông gòn thấm hút)
- Nếu sử dụng tăm bông để làm sạch tai, cần chú ý kĩ thuật. Việc thao tác không đúng, chất bẩn từ tai ngoài có thể bị đẩy ngược vào sâu trong ống tai.
- Khi bị nhiễm nấm, cần được điều trị sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế nguy cơ tái phát.
- Chọn bể bơi có nguồn nước sạch
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo