Bệnh bạch cầu cấp là gì?
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ bị tồn đọng trong tủy xương và cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo.
Bạch cầu cấp không phải là một bệnh lý đơn lẻ mà bao gồm nhiều loại bệnh trong đó có 2 loại chính:
- Bạch cầu dòng lympho: bệnh bạch cầu dòng lympho ảnh hưởng tế bào bạch cầu lympho.
- Bạch cầu cấp dòng tủy: do các tế bào dòng tủy bị ung thư hóa như bạch cầu hạt, hồng cầu, tiểu cầu mà không phải lympho.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu cấp
Giống như một số loại ung thư khác, nguyên nhân gây ra bạch cầu cấp hiện vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể. Bệnh bạch cầu cấp có thể do vài tế bào bạch cầu bị đột biến DNA hoặc do một số thay đổi khác.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp
Những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp bao gồm:
- Triệu chứng nhiễm khuẩn: Với tình trạng bệnh có hiện tượng giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi, chính là những tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên khi số lượng bạch cầu suy giảm thì hậu quả tất yếu là bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn.
- Triệu chứng thiếu máu: Nhóm triệu chứng này là đặc trưng cho việc giảm số lượng hồng cầu, tế bào có chức năng vận chuyển oxy cung cấp cho cơ thể gây ra xanh xao, mệt mỏi, hay chóng mặt, giảm trí nhớ, giảm sức tập trung.
- Sốt/Nhiễm trùng: Người bệnh có thể sốt cao kéo dài nhiều ngày, điều trị thông thường không thể dứt sốt. Nguyên nhân sốt có thể là do các tế bào ác tính giải phóng ra các chất trung gian gây sốt.
- Triệu chứng do sự tăng sinh tế bào ung thư máu có thể gặp như: phì đại cơ quan nội tạng như gan, lách. Đau đầu nôn mửa trong kích thích màng não gặp khi có sự xâm lấn hệ thần kinh trung ương.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cũng như chữa trị hiệu quả.
Đối tượng có nguy cơ mắc phải bạch cầu cấp
Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên trẻ em và người lớn có một chút khác biệt về thể bệnh thường gặp. Bạch cầu cấp được chia làm hai dòng chính: bạch cầu cấp dòng tuỷ (người lớn mắc nhiều hơn) và bạch cầu cấp dòng lympho (trẻ em mắc nhiều hơn).
Phương pháp chuẩn đoán bệnh
Tiêu chuẩn xác định bệnh gồm:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như:
- Hội chứng thiếu máu
- Hội chứng xuất huyết do giảm tiểu cầu: hay gặp ở da, niêm mạc, đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC);
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt, viêm loét miệng họng, viêm phổi, nhiễm trùng da;
- Hội chứng thâm nhiễm: gan, lách, hạch to, thâm nhiễm thần kinh trung ương;
- Toàn trạng: mệt mỏi, gầy sút, suy sụp nhanh;
Hoặc dùng một số xét nghiệm:
- Khám lâm sàng;
- Xét nghiệm máu;
- Tủy đô.
Các biện pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp
- Phương thức điều trị chủ yếu của bệnh là hoá trị liệu, sử dụng các thuốc có hoạt tính chống tế bào ung thư.
- Xạ trị (Sử dụng tia xạ để diệt tế bào ung thư) có vai trò hạn chế hơn, thường được dùng với vai trò dự phòng xâm lấn thần kinh.
- Liệu pháp sinh học: giúp cho hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư;
- Liệu pháp nhắm trúng đích: bác sĩ sử dụng thuốc để tiêu diệt những mục tiêu chuyên biệt dễ bị tổn thương trong tế bào ung thư;
- Ghép tế bào gốc: đây là phương pháp thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương lành.
Bệnh bạch cầu cấp có nguy hiểm không?
Nhìn chung, đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp lúc, người bệnh có thể tử vong trong vòng vài ngày đến vài tuần bởi sự tiến triển nhanh của các tế bào ác tính. Mặc dù được gọi chung là bạch cầu cấp, nhưng các thể bệnh có thể được điều trị rất khác nhau và tiên lượng cũng hoàn toàn khác nhau. Vì thế hãy luôn để ý các triệu chứng của bệnh và khám sức khỏe thường xuyên để được phát hiện và điều trị một cách tốt nhất.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Bệnh bạch biến có chữa được không? Các phương pháp điều trị được tin dùng
- 6 điều Quan Trọng bạn cần biết về hạ canxi máu
- Giãn não thất có NGUY HIỂM không? 6 thông tin bạn cần biết về bệnh này
Nguồn: Tổng hợp