Trẻ nhỏ bị đột quỵ có sao không?
Trẻ nhỏ bị đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu vận chuyển lên não bỗng dưng bị gián đoạn bất thường do mạch máu bị vỡ hoặc tắc. Theo các thống kê, tỉ lệ mắc tình trạng này ở trẻ khá thấp. Khi gặp hiện tượng này, các tế bào não sẽ chết do không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, dẫn đến mất chức năng não bộ. Ngoài ra, hậu quả và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào vùng não và thời gian cứu chữa. Nhìn chung, đây là hiện tượng gây nguy hiểm, tổn thương trực tiếp đến cơ thể của bé.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu đột quỵ ban đầu ở trẻ như co giật, mất ý thức,v.v…
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị đột quỵ
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đột quỵ ở trẻ:
- Não có khối u
- Người mẹ sử dụng ma túy hoặc rượu
- Rối loạn đông máu
- Mắc các bệnh như: Hồng cầu hình liềm, bạch cầu, bệnh tim bẩm sinh, tự miễn tấn công động mạch ở não,..
- Gặp chấn thương ở cổ hoặc não bộ
- Mắc một số dị tật ở động mạch
- Ảnh hưởng của phẫu thuật tim hoặc não
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị đột quỵ
Các triệu chứng ban đầu thường gặp khi trẻ bị đột quỵ:
- Co giật đột ngột
- Méo miệng
- Mất ý thức ngắn
- Gồng tay chân
- Gặp các rối loạn về ngôn ngữ, hành động, và thị lực
- Yếu chi
Biến chứng nguy hiểm
Nhìn chung, các di chứng để lại của đột quỵ ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào vị trí vùng não bị tổn thương và mức độ tổn thương. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, hầu hết các biến chứng đều rất nặng nề. Cụ thể hơn, các biến chứng mà trẻ có thể gặp là: liệt nửa người, thị lực yếu hoặc mù, thay đổi nhận thức, mất kiểm soát hành vi, không biết nói,… Ngoài ra, trường hợp nặng nhất, bé thậm chí có nguy cơ bị tử vong. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện bằng xe cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu ở con.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị đột quỵ
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc cho bé khi bị đột quỵ:
- Lập tức gọi xe cấp cứu và đưa trẻ đến viện
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị
- Cho bé tập các bài trị liệu phục hồi chức năng phù hợp
- Trao đổi với bác sĩ để đưa ra chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé
- Không ép bé ăn quá nhiều
- Thường xuyên thay đổi các món ăn để tránh sự nhàm chán.
- Giữ cơ thể sạch sẽ, khô thoáng để tránh viêm nhiễm, lở loét,..
- Xoa bóp tay chân nhằm giúp máu lưu thông, hạn chế teo cơ
- Vận động, giúp bé thay đổi tư thế nằm sau hai giờ, tránh tụ mồ hôi gây bệnh lở loét
- Đưa bé tái khám đúng hẹn
- Giúp bé ổn định tâm lí
- Thường xuyên trò chuyện với bé
- Sử dụng các vật dụng hỗ trợ để bé dần tự thực hiện các hoạt động cơ bản.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị đột quỵ
Dưới đây là các gợi ý về phương pháp phòng tránh chứng đột quỵ ở trẻ:
- Tạo chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa chất kích thích,..trong giai đoạn thai kì
- Mẹ bầu cần khám thai định kì thường xuyên
- Thực hiện các bài kiểm tra thai sản nhằm tầm soát nguy cơ bệnh
- Hạn chế để bé bị mất nước
- Đưa bé đi kiểm tra sức khoẻ định kì
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lí, phù hợp với độ tuổi của bé
- Tập cho bé thói quen ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh
- Khuyến khích bé tham gia thể thao, vận động ngoài trời
- Mặc đồ bảo hộ cho trẻ nhằm hạn chế các tổn thương, đặc biệt là ở não và cổ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị đột quỵ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị đột quỵ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo