Trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì có sao không?
Trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì là tình trạng cơ thể của bé có phản ứng dữ dội khi có sự xuất hiện của một vài loại protein có trong lúa mì. Khi trẻ ăn hoặc vô tình hít phải sản phẩm có chứa lúa mì như: bánh mì, bánh gato, ngũ cốc, mì ống,… Cơ thể sẽ có các biểu hiện như: hen suyễn, nổi mề đay, mẩn ngứa, sình bụng, hay nôn mửa,… Nặng nề hơn, một số trẻ còn có biểu hiện sốc phản vệ, cần được can thiệp y tế.
Với những trẻ bị dị ứng lúa mì, bố mẹ cần cẩn trọng khi chế biến món ăn cho trẻ. Ngoài ra, cần tham khảo chuyên gia về biện pháp chăm sóc, phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì
Một số yếu tố có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng lúa mì bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị dị ứng lúa mì thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tuổi tác: Dị ứng lúa mì thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh cho đến độ tuổi mới biết đi. Do hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của các bé chưa trưởng thành. Hầu hết trẻ sẽ tự khỏi dị ứng lúa mì trước 16 tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp gặp lại tình trạng này.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì
Các dấu hiệu của dị ứng lúa mì có thể xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa lúa mì. Những triệu chứng cụ thể là:
- Sưng, ngứa hoặc bị kích thích trong miệng và cổ họng
- Phát ban, nổi mẩn đỏ
- Nghẹt mũi và khó thở
- Đau đầu
- Chuột rút
- Buồn nôn hoặc ói mửa
- Tiêu chảy
- Sốc phản vệ: Sưng hoặc co thắt cổ họng, đau thắt ngực, khó thở nặng, khó nuốt, da nhợt nhạt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì
Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tránh protein lúa mì là cách điều trị tốt nhất cho trẻ bị dị ứng lúa mì. Do đó, bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ:
- Thông báo với những người chăm sóc trẻ đều phải biết điều này. Cũng như được trang bị đủ kiến thức về các dấu hiệu nhận biết phản ứng dị ứng
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy sốc phản vệ
- Đeo vòng tay nhận dạng y tế đặc biệt. Vòng này sẽ giúp mô tả tình trạng dị ứng và yêu cầu được chăm sóc khẩn cấp nếu trẻ bị sốc phản vệ và không thể giao tiếp.
- Bố mẹ phải luôn kiểm tra thông tin thành phần trên nhãn dù đã từng dùng loại thực phẩm này hay chưa. Protein lúa mì, đặc biệt là gluten trong lúa mì, được sử dụng trong chất làm đặc và xuất hiện ở rất nhiều thực phẩm.
- Mẹ hãy học thêm nhiều cách chế biến món ăn không chứa lúa mì cho trẻ.
- Khi trẻ phải ăn ngoài, hãy thông báo với trường học, nhà hàng,… về chứng dị ứng của trẻ.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì
Nếu trong gia đình có người mắc chứng dị ứng lúa mì, thì không có biện pháp để phòng tránh cho trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên, với các trường hợp khác, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ từ khi sơ sinh
- Đưa con đi kiểm tra tổng quát định kì
- Tìm hiểu và tham khảo chuyên gia về chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi
- Theo dõi các biểu hiện của bé
- Khi đổi thực đơn cho con, cần cho ăn từng chút một để quan sát biểu hiện để phát hiện dị ứng nếu có
- Nên cho con ăn thức ăn dành cho trẻ theo độ tuổi, sản xuất bởi công ty uy tín.
- Luôn kiểm tra thành phần món ăn trước khi cho con ăn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì phải làm sao? Trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo