Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng gây tổn thương răng miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong. Vậy, làm thế nào khi bị nấm miệng? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị nấm miệng nên ăn gì?
Nấm miệng là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Bạn dễ dàng bị đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh. Nấm miệng thường xảy ra trên cơ địa những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đồng mắc nhiều bệnh nội khoa hoặc có sử dụng lâu thuốc corticosteroid. Bệnh làm giảm khả năng ngon miệng, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
Người bị nấm miệng nên ăn gì: Hành tây
Do hành tây giàu crom, vitamin C, mangan, vitamin B6, tryptophan và kali. Hành tây không chỉ là nguyên liệu tốt mà còn được dùng như một loại thuốc. Đặc tính chống nấm mạnh của hành tây giúp nó trở thành một loại thực phẩm tuyệt vời chống lại bệnh nấm candida. Ngoài ra, hành tây còn giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường lưu thông máu. Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, bảo vệ tim và có thể làm giảm huyết áp. Đặc biệt, hành tây là thực phẩm giúp phòng chống ung thư.
Món ăn ngon với hành tây
- Đậu hũ xào hành tây
- Nấm bào ngư xám xào hành tây
- Mực xào hành tây cà chua
- Sườn heo xào hành tây cà chua
- Hến xào hành tây.
- Bao tử cá basa xào hành tây.
Lưu ý khi ăn hành tây
- Ăn nhiều hành tây có thể khiến tình trạng đầy hơi, ợ nóng nghiêm trọng.
- Không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và đánh trung tiện.
- Bị ngứa da, sung huyết hoặc các bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây.
- Bị dị ứng với hành, ăn hành tây có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, phát ban…
- Không nên nấu canh xương hầm với hành tây, vì sẽ làm giảm lượng vitamin B1 hấp thu vào cơ thể.
Người bị nấm miệng nên ăn gì: Sữa chua
Trong sữa chua có chứa khuẩn Lactobacillus acidophilus có thể khống chế nấm Candida đặc biệt là bệnh nấm Candida ở miệng. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa axit lactic. Loại axit này giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột. Giúp quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Sữa chua giúp bổ sung vitamin B12, C, D; và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm; giảm thiểu những tác hại của bệnh.
Món ăn ngon cùng sữa chua
- Salad trộn sữa chua
- Sữa chua dẻo
- Sữa chua kèm ngũ cốc
- Sữa chua kèm trái cây
- Sữa chua nếp cẩm
- Sữa chua đậu đỏ
Một số lưu ý ăn sữa chua đúng cách
- Điều đầu tiên cần chú ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn hay để quá lâu.
- Nếu sử dụng sữa chua tự làm nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày không nên để quá để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong sữa chua.
- Hạn chế ăn sữa chua vào lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc có thể dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
- Cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sữa chua trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Khi lựa chọn sữa chua nên lựa chọn những loại ít béo.
Người bị nấm miệng nên ăn gì: Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất cãn dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm, đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rất tốt cho bạn khi bị nấm candida. Đặc biệt vì chúng làm mạnh hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc
- Ngũ cốc yến mạch
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín
- Bánh quy ngũ cốc
Lưu ý khi dùng ngũ cốc
Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng:Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh và bổ dưỡng cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.
- Ăn bữa phụ: Có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ, ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Người bị nấm miệng không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị nấm miệng
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị dị ứng thời tiết nên ăn gì để hạn chế tình trạng viêm nhiễm?
- Người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để hạn chế các triệu chứng đau?
- Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để giảm bớt lượng mỡ thừa?
- Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Người bị rạn da nên ăn gì để phục hồi làn da khỏe mạnh, hồng hào?
Nguồn: Tổng hợp