Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi đại tiện. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?
2. Dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ:
- Bị trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản trong vài ngày
- Thường xuyên bị nôn trớ khi bú mẹ hay ăn thức ăn
- Bị táo bón, mỗi lần đi đại tiện thường phải rặn đến phát khóc
- Đi đại tiện liên tục, quá 3 lần /ngày với hình dạng phân có thể là dạng nước lỏng, có mùi tanh, sủi bọt. Hoặc phân ở dạng viên bi,….
3. Mức độ nguy hại rối loạn tiêu hóa có thể gây ra
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Hệ tiêu hóa được coi là “bộ não” thứ 2 của con người. Khi hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn sẽ khiến con người gặp phải các hệ lụy không mong muốn như:
- Bản thân người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu
- Cơ thể bị mất nước, bị suy nhược do đại tiện nhiều lần có thể gây tử vong
- Hiệu quả công việc thường ngày bị giảm sút
- Cần phải ăn kiêng khem nhiều thứ, khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, lâu dần sẽ khiến các bạn bị sụt cân một cách nghiêm trọng.
- Chức năng hệ tiêu hóa bị rối loạn
- Dễ đối mặt với nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích; viêm đại tràng; xuất huyết đại tràng….
- Nguy hiểm hơn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư đại trực tràng
4. Nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề về sức khỏe thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ợ nóng, chẳng hạn như:
- Béo phì;
- Thoát vị cơ hoành dạ dày;
- Mang thai;
- Hút thuốc;
- Khô miệng;
- Hen suyễn;
- Tiểu đường;
- Liệt dạ dày;
- Rối loạn các mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì.
Những yếu tố gây viêm đường ruột bao gồm:
- Người dưới 45 tuổi;
- Phụ nữ;
- Bệnh sử gia đình về viêm đường ruột;
- Vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột, chẳng hạn như:
- Tuổi tác;
- Chủng tộc;
- Bệnh sử gia đình;
- Hút thuốc;
- Thuốc isotretinoin;
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium và các loại khác.
5. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Nên ăn chín uống sôi
- Tuyệt đối không được ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không được bảo quản đúng cách
- Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Không sử dụng hay lạm dụng đồ uống có cồn, có ga cùng với các chất kích thích khác.
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, bánh ngọt
- Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như: chuối, khoai lang, đu đủ, táo,
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày.
- Duy trì một chế độ luyện tập đúng cách và điều độ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: