Lấy máu gót chân là một cách chủ động để tầm soát bệnh tật ở trẻ sơ sinh về các bệnh lý mang yếu tố di truyền, các rối loạn thường gặp từ đó có cách điều trị phù hợp, tăng tỉ lệ phục hồi ở trẻ lên đến 95% giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh. Và điều quan trọng nhất chính là ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị dứt điểm. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Máu Gót Chân Là Gì?
Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho trẻ sơ sinh từ 2 – 7 ngày tuổi, nếu trẻ sinh non thì có thể lấy máu gót chân trước 20 ngày tuổi. Trường hợp đặc biệt trẻ phải truyền máu sau sinh thì thời gian có thể kéo dài hơn trong khoảng 30 ngày tuổi.
Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng kim chích vào gót chân trẻ để lấy khoảng 1 – 2 giọt máu rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô sau đó đem đi làm xét nghiệm.
Lấy máu để xét nghiệm có thể lấy ở nhiều vị trí trên cơ thể trẻ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và giảm đau đớn cho bé thì các bác sĩ thường lấy máu ở gót chân. Vì gót chân sẽ không nhạy cảm bằng các vị trí khác và có lượng máu dồi dào khiến việc lấy mẫu máu diễn ra nhanh chóng hơn.
2. Quá Trình Xét Nghiệm
Lấy máu gót chân là một phương pháp hoàn toàn không gây ra nguy hiểm cho trẻ, ngược lại nhờ lấy máu gót chân sẽ giúp bé được chẩn đoán sớm, chăm sóc đúng cách để phát triển toàn diện về mọi mặt, tăng khả năng hồi phục lên đến 95% khi trẻ bị mắc các bệnh liên quan.
Lấy máu gót chân khi nào? Để bé có thể lấy máu gót chân cần đáp ứng điều kiện là sau khoảng 8 lần ăn sữa, trong thời gian 24 – 72h sau sinh là tốt nhất. Trước khi làm xét nghiệm khoảng 5 phút, bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn cha mẹ hoặc làm trực tiếp giai đoạn ủ ấm chân cho bé bằng khăn ướt với nhiệt độ khoảng 42 độ.
Khi thực hiện lấy máu gót chân các bác sĩ sẽ đặt bé nằm xuống sao cho chân thấp hơn mình và tiến hành dùng kim chích vào gót chân để lấy máu và thấm vào giấy chuyên dụng, để khô tự nhiên rồi thực hiện các xét nghiệm.
Thông thường sẽ có kết quả sau 24 – 72h, nếu phát hiện có bất thường các bác sĩ sẽ tham vấn cho cha mẹ về tình trạng của bé để có hướng ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
3. Tầm Quan Trọng Của Lấy Máu Gót Chân?
Ngày nay, xã hội càng ngày càng phát triển, cuộc sống hiện đại con người ta càng chú trọng đến vấn đề sức khoẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh khi cơ thể của bé non nớt không đủ sức đề kháng để chống chọi lại những bệnh nguy hiểm. Chính vì thế càng là những bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm khi chưa khởi phát càng dễ điều trị và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có cho trẻ như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bại não, chậm phát triển…
Cha mẹ có thể chủ động biết được những bệnh lý do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hoá ở trẻ thông qua phương pháp lấy máu gót chân. Từ kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ biết được trẻ có những bất thường nào so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác hay không.
Việc điều trị sớm không chỉ tốt cho cơ thể của bé tránh được những tổn thương mà còn tiết kiệm chi phí cho cha mẹ và thời gian chăm sóc khá vất vả cho cả bé và người nhà.
Nếu trẻ không lấy máu gót chân, đến khi các bệnh đã có dấu hiệu khởi phát chứng tỏ bệnh tình đã chuyển biến xấu, khó khăn trong việc điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, rất có thể trẻ không có khả năng hồi phục hoàn toàn.
4. Chi Phí Lấy Máu Gót Chân Có Đắt Không?
Làm xét nghiệm lấy máu gót chân giá bao nhiêu? Về vấn đề chi phí thực ra không hề đắt đỏ như cha mẹ vẫn nghĩ. Thông thường mức giá chỉ dao động khoảng vài trăm cho đến một triệu đồng tuỳ theo thể trạng của bé phải lấy máu bao nhiêu lần để làm xét nghiệm. Với mức giá này so với tầm quan trọng làm sàng lọc sơ sinh để phát hiện bệnh tật đảm bảo an toàn cho bé thì cha mẹ nên cân nhắc để làm xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ ngay sau sinh.
5. Lấy Máu Gót Chân Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?
Lấy máu gót chân giúp phát hiện bệnh gì chắc chắn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đây là một phương pháp đơn giản an toàn, thời gian cho kết quả nhanh giúp phát hiện các bệnh như:
5.1. Thiếu Men G6PD
Thiếu men G6PD là bệnh mang yếu tố di truyền liên quan đến gen lặn của nhiễm sắc thể giới tính mà trẻ nhận từ bố mẹ. Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt men G6PD sẽ làm cho hồng cầu trở nên kém bền vững dễ vỡ khi gặp oxy hoá dẫn đến tình trạng tán huyết, thiếu oxy cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Bệnh thiếu men G6PD chỉ khởi phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, chính vì thế rất khó để phát hiện. Một khi đã khởi phát sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bé như vàng da. Nếu tình trạng vàng da kéo dài sẽ dẫn đến vàng da nhân, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây co giật, bại não, thậm chí là tử vong. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ chậm phát triển về mặt tinh thần lẫn thể chất.
5.2. Tăng Sản Thượng Thận Bẩm Sinh
Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH) là một bệnh mang yếu tố di truyền nhưng có tỉ lệ hiếm gặp hơn các bệnh khác 1/140.000. Xảy ra do rối loạn tổng hợp hormone trên bề mặt vỏ thượng thận gây thiếu hụt Cortisol và Aldosteron nhưng Testosterone lại sản sinh ra một cách dư thừa dẫn đến hậu quả biến đổi cơ quan sinh dục ở bé gái, mơ hồ về giới tính có chiều hướng nam hoá, khiến trẻ dậy thì sớm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao do mất muối.
Việc phát hiện bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh sớm là cực kỳ quan trọng, với sự can thiệp và điều trị kịp thời bé sẽ phát triển bình thường. Tuy nhiên bệnh này không thể trị khỏi hoàn toàn mà cần sự hỗ trợ bằng thuốc cho đến suốt đời.
5.3. Suy Giáp Bẩm Sinh
Suy giáp bẩm sinh còn có tên gọi khác là bệnh đần độn. Xảy ra do sự thiếu hụt hormone tuyến giáp ở trẻ khiến tuyến giáp kém hoạt động, gây rối loạn tốc độ chuyển hoá trong cơ thể, tác động đến não bộ dẫn đến cơ thể bé chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân, ảnh hưởng cả các bộ phận trong cơ thể. Không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thể chất, những bé mắc phải bệnh suy giáp sẽ bị chậm phát triển về tinh thần, trí tuệ không theo kịp những đứa trẻ khác.
Mỗi năm cứ 3000 – 4000 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc phải bệnh suy giáp bẩm sinh. Tuy nhiên vì triệu chứng còn khá mơ hồ khó phát hiện, cho đến khi trẻ có những biểu hiện chậm nói, chiều cao không phát triển, nhẹ cân thì cha mẹ mới cho trẻ đi khám, lúc này cơ thể bé đã tổn thương ảnh hưởng đến não bộ, khó khăn trong việc điều trị và khó phục hồi.
Ngược lại nếu thực hiện sàng lọc trẻ sơ sinh thông qua lấy máu gót chân, nếu trẻ mắc phải bệnh suy giáp bẩm sinh sẽ được điều trị bằng thuốc trong hai tuần đầu sẽ ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng, giúp trẻ sẽ phát triển bình thường.
Trên thực tế, việc lấy máu gót chân để làm sàng lọc sơ sinh là điều hết sức cần thiết cha mẹ cần nên quan tâm để xét nghiệm sàng lọc sớm giúp đảm bảo an toàn cho trẻ vì một tương lai phát triển khoẻ mạnh. Bởi lẽ có những căn bệnh khó thấy bằng mắt thường, triệu chứng không rõ ràng đến khi phát bệnh thì đã muộn, không chỉ khiến trẻ tổn thương về mặt tinh thần lẫn thể chất mà còn dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Nguồn tham khảo: