Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Răng mọc ngầm gây ra những biến chứng nào?

Răng mọc ngầm gây ra những biến chứng nào?

Tình trạng răng mọc ngầm tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây biến chứng nếu bạn không phát hiện sớm và theo dõi kỹ càng. Vậy làm sao thể phát hiện răng mọc ngầm kịp thời để phòng tránh biến chứng?

Tình trạng răng không thể mọc lên hoàn toàn có thể gây một số vấn đề như sưng nướu hay khó nhai, gây chèn ép răng bên cạnh… Vậy nên, tình trạng răng mọc ngầm này cần được theo dõi và xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng các răng xung quanh nói riêng cũng như sức khỏe răng miệng nói chung.

Tình trạng răng mọc ngầm là gì?

Răng mọc ngầm là răng không thể mọc xuyên qua nướu hay bị kẹt trong xương hàm vì một lý do nào đó. Trong một số trường hợp, răng của bạn có thể mọc ngầm một phần, nghĩa là chỉ có một phần của răng có thể xuyên qua nướu và mô xương hàm.

Bất kỳ chiếc răng nào cũng có thể gặp phải tình trạng mọc ngầm. Trong quá trình phát triển của răng vĩnh viễn, các bé cũng có thể gặp phải tình trạng này. Điều này thường là do răng sữa không rụng hoặc do có u nang hay một tác nhân khác khác chặn hướng mọc lên của răng vĩnh viễn. Khi đó, răng có thể mọc không đúng vị trí và không thể nhô lên khỏi nướu.

Thông thường, răng mọc ngầm sẽ không gây triệu chứng rõ ràng mà chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang định kỳ tại phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng mọc ngầm cũng có thể dẫn đến:

  • Nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu
  • Hơi thở có mùi
  • Miệng có vị khó chịu
  • Khó mở miệng
  • Đau khi mở miệng, nhai và cắn

Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.

Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm

rang moc ngam 2 1 - Medplus

Nhìn chung, bạn sẽ gặp tình trạng răng mọc ngầm nếu cung hàm không có đủ chỗ để răng mọc hoàn toàn. Một số lý do khiến cung hàm không đủ chỗ cho răng có thể do di truyền hoặc một số phương pháp chỉnh nha.

Răng khôn thường là răng mọc trễ nhất nên cũng dễ bị mọc ngầm nhất. Răng này thường mọc ở độ tuổi từ 17 tới 21, thậm chí là muộn hơn, khi mà cung hàm thường đã ngừng phát triển. Do đó, cung hàm có thể không có đủ chỗ để răng mọc. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể tư vấn bạn nhổ bỏ răng khôn vì đây là răng không có nhiều chức năng.

Răng dễ gặp trường hợp mọc ngầm thứ hai là răng nanh ở hàm trên. Đây là răng đóng vai trò quan trọng nên bác sĩ có thể sẽ đề xuất các phương pháp điều trị hỗ trợ răng mọc đầy đủ thay vì nhổ bỏ.

Răng mọc ngầm có thể gây ra những biến chứng nào?

Những răng mọc ngầm hoàn toàn vẫn nằm trong nướu và xương hàm nên bạn sẽ không cần và cũng không thể làm sạch hoặc chăm sóc răng đó. Với những răng mọc ngầm một phần, bạn sẽ khó vệ sinh toàn bộ răng nên chiếc răng đó cũng nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng cao hơn. Một số vấn đề răng miệng bạn có thể mắc bao gồm:

  • Sâu răng
  • Nhiễm trùng
  • Răng mọc ngầm chèn các răng xung quanh
  • Xuất hiện nang có thể làm hỏng chân răng của các răng xung quanh hoặc xương hàm
  • Răng mọc ngầm hấp thụ mất khoáng chất từ xương hoặc các răng lân cận
  • Mắc bệnh về nướu…

Răng mọc ngầm: Cần được điều trị như thế nào?

Với răng mọc ngầm, tùy thuộc vào loại răng và tình hình triệu chứng, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách điều trị khác nhau. Các lựa chọn điều trị có thể kể đến là:

1. Chờ và theo dõi

Nếu răng mọc ngầm không gây bất kỳ triệu chứng nào, nha sĩ có thể đề xuất bạn chờ và theo dõi thay vì phẫu thuật nhổ bỏ răng. Bạn sẽ cần khám răng định kỳ để nha sĩ theo dõi tình trạng của răng mọc ngầm và kiểm tra xem có vấn đề gì xuất hiện không.

2. Phẫu thuật

rang moc ngam 1 - Medplus

Nếu răng mọc ngầm gây đau và gây các biến chứng khiến bạn khó chịu, nha sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật nhổ bỏ răng, đặc biệt là trong trường hợp răng khôn mọc ngầm. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể tư vấn bạn nhổ bỏ chiếc răng mọc ngầm nếu nó ảnh hưởng xấu đến các răng khác.

Phẫu thuật nhổ răng thường là thủ thuật ngoại trú, điều này có nghĩa là bạn có thể về nhà ngay trong ngày. Quy trình phẫu thuật thường mất từ ​​45 đến 60 phút và bạn có thể sẽ được gây tê cục bộ. Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng có thể là từ ​​7 đến 10 ngày nhưng bạn sẽ có thể trở lại làm việc hoặc học tập trong vòng vài ngày sau khi phẫu thuật.

3. Áp dụng phương pháp hỗ trợ mọc răng

Trong trường hợp răng mọc ngầm là răng nanh, nha sĩ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ mọc răng để răng mọc đúng cách. Các phương pháp hỗ trợ mọc răng có thể là niềng răng hoặc nhổ những răng có thể đang ảnh hưởng quá trình mọc của răng nanh. Những phương pháp này hiệu quả nhất đối với các đối tượng còn nhỏ tuổi. Nếu răng vẫn không thể mọc hết thì có thể sẽ cần phải nhổ bỏ và thay thế bằng cách trồng răng giả hoặc gắn mão răng.

4. Giảm đau cho răng mọc ngầm

Nếu bị đau do răng mọc ngầm, bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn để giảm đau tạm thời như aspirin. Đây là phương giảm nhẹ tình trạng đau răng từ nhẹ đến trung bình khá hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm viêm bằng cách chườm nước đá hay súc miệng bằng nước muối ấm.

Bạn cần lưu ý rằng ngay cả khi các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau, bạn cũng không nên áp dụng những phương pháp này trong thời gian dài mà cần đi khám sớm. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng và không giảm ngay cả khi bạn đã áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Thế nhưng, nếu tình trạng răng mọc ngầm đã gây đau, bạn có thể sẽ cần phẫu thuật nhổ bỏ hoặc điều trị bằng các biện pháp can thiệp y tế khác.

Đôi khi, tình trạng răng mọc ngầm có thể không nghiêm trọng và không cần xử lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải nhổ bỏ chiếc răng để tránh nhiễm trùng, gây ảnh hưởng các răng khác hoặc các biến chứng khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khám răng định kỳ để nha sĩ có thể phát hiện răng mọc ngầm từ sớm và đưa ra phương án điều trị khi cần thiết.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: What Is An Impacted Tooth?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.