Theo tài liệu Đông Y: Áp nhĩ cần có vị đắng, hơi cay, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lý khí. Trị hư yếu, suy nhược, bàng quang sán, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu bí, mụn nhọt độc. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !


Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Áp nhĩ cần
- Tên khoa học: Cryptotaenia japonica Hassk.
- Họ: Họ Hoa tán (Apiaceae)
2. Mô tả cây
- Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30~80cm. Thân phân nhánh ở gốc cây. Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, rrọng, hình trứng, dài 4~10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng. Cụm hoa hình tán kép, tán cứng, dài không bằng nhau. Hoa mầu trắng, cánh hình trứng ngược. Quả bế, hình tròn dài.
- Ra hoa vào tháng 4~5.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Mọc ở 2 bên rãnh đất núi hoặc nơi ẩm thấp giữa rừng.
Thu hoạch
- Vào mùa thu, phơi trong râm mát.
Bộ phận dùng
- Cả cây
Chế biến
- Phơi trong râm mát.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong Áp nhi cần có Mesityl Oxide, Isomesityl Oxide, Methyl Isobutyl Ketone, Terpinolene, Trans.
B. Tác dụng dược lý
- Chưa có tài liệu nghiên cứu
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Vị đắng, hơi cay, tính bình.
Qui Kinh
- Chưa có nghiên cứu
Công năng
- Chủ hàn nhiệt, trùng thú cắn, ong chích.
- Hóa đờm, giải độc, hoạt huyết, tiêu thủng. Trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ, tiểu buốt, tiểu gắt, sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau, Thủy đậu, trái rạ, ngứa ngoài da.
- Trị sốt rét, ong đốt, rắn cắn, ngứa ngoài da, chấn thương.
- Tiêu thủng độc, điều kinh, hạ hỏa. Trị bạch lâm [tiểu đục].
- Trị răng đau do hỏa, ngậm vào khỏi ngay. Lá giã nát đắp vào sau tai-hàm, trị mắt có màng mộng.
- Dùng Áp nhi cần giã nát đắp ngoài trị ghẻ ngứa.
- Tiêu viêm, lý khí. Trị hư yếu, suy nhược, bàng quang sán kh, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu bí, mụn nhọt độc.
- Hoạt huyết, khứ ứ, trấn thống, giảm ngứa. Trị tổn thương do chấn thương, ngứa ngoài da.
- Kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc, giảm đau, cầm máu ( Thường Dụng Trung Thảo Dược Phối Phương).
Công Dụng
- Chữa rắn cắn, ăn uống không tiêu (Quả). Ngứa ngoài da, chấn thương, đau nhức toàn thân (cả cây). Còn dùng làm thuốc chữa nóng lạnh, ong đốt, rắn cắn.
Lưu Ý
- Chứa có tài liệu báo cáo nên tốt nhất phụ nữ có thái không nên sử dụng, nên theo chỉ định của lương y
Liều dùng
- Uống trong : 20~40g.
- Đắp ngoài tùy dùng.
Bài thuốc sử dụng
1. Trị trẻ nhỏ phổi có đờm
Áp nhi cần 20g, Mã lan 16g, Diệp hạ hồng 12g, Dã du thái 12g. Sắc uống.
[elementor-template id="263870"]
2. Trị áp xe phổi
Áp nhi cần 40g, Ngư tinh thảo 80g, Cát cánh 8g, Sơn khổ qua 8g, Đông quỳ căn 20g. Sắc uống.
3. Trị ho gà
Áp nhi cần, Địa hồ tiêu, Quyển bá đều 12g, sắc uống.
4. Trị viêm màng não dịch tễ
Áp nhi cần 20g, Qua tử kim 12g, Kim ngân hoa đằng 80g. Sắc uống.
5. Trị trái rạ:
Áp nhi cần, Hương hoàng đằng diệp, Kim ngân hoa diệp, Đan sâm, Náo dương hoa diệp. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng Liên tiền thảo, Tam bạch thảo nghiền nát, vắt lấy nước cốt, trộn thuốc bột bôi ngoài vết thương.
6. Trị lở ngứa
Áp nhi cần, sắc uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam