Bà bầu ăn cóc được không?
Cóc, xoài, mận,.. là những loại trái cây phổ biến với mẹ bầu trong thai kỳ. Nó giúp mẹ giảm được các triệu chứng buồn nôn, khó chịu khi mang thai. Đồng thời, bà bầu ăn cóc còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bà bầu nên ăn cóc khi mang thai để hấp thụ hàm lượng sắt có lợi cho thai kỳ.
Thành phần dinh dưỡng có trong cóc
Là một loại trái cây phổ biến nhưng ít người biết được thành phần dinh dưỡng có trong quả cóc. Trong thịt quả cóc có chứa các dưỡng chất quan trọng:
- Viatmin C
- Sắt
- Chất xơ
- Canxi
- Acid ascorbic
- Vitamin A
- Glucid
- Protein
- Lipid
Lợi ích khi bà bầu ăn cóc
Cung cấp lượng Vitamin C dồi dào
Theo các nghiên cứu, cứ trong 100g cóc thì cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C. Đồng nghĩa việc đáp ứng được hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung hằng ngày cho cơ thể.
Vitamin C có chất chống oxy hóa mạnh nên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư. Đồng thời, hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt, chữa lành vết thương và góp phần tăng cường sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả tốt nhất.
Ngăn ngừa táo bón
Lượng chất xơ trong cóc đáp ứng được khoảng 23% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Chất xơ là một trong những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện hiệu quả chức năng đường ruột. Bà bầu ăn cóc tạo cảm giác no lâu nên giúp kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai. Ngoài ra, quả cóc còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa thiếu máu
Chất sắt sẽ giúp vận chuyển oxy và đồng thời tạo ra các tế bào máu mới trong cơ thể. Bà bầu ăn cóc có thể bổ sung vào cơ thể 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Điều này hoàn toàn có lợi cho bà bầu, giúp tạo máu nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt nhất.
Tăng cường hấp thu canxi
Nhờ hàm lượng canxi được bổ sung thêm từ quả cóc sẽ giúp cho hệ xương phát triển chắc khỏe bình thường. Bà bầu ăn cóc hỗ trợ cơ bắp và sự dẫn truyền thần kinh diễn ra ổn định hơn. Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, ăn cóc thường xuyên cung cấp khoảng 3% lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Điều trị bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy trong thai kỳ là tình trạng thường xuyên xảy ra khi mang thai. Khi mắc phải chứng này, mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Cắt cóc thành 3 miếng cỡ 2 đốt ngón tay,
- Sau đó cho vào khoảng 1 lít nước, đun sôi đến khi còn khoảng 250ml nước
- Chia làm 4 lần để uống
Điều trị cảm cúm hiệu quả
Trong cóc có chứa acid ascorbic, ngoài ra còn có rất nhiều chất sắt cần thiết khác. Chính vì điều đó, bà bầu ăn có giúp tăng cường sức đề kháng, có khả năng chống lại virus gây bệnh cảm cúm, đau họng. Cóc là loại trái cây bổ dưỡng cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu tăng khi mang rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của mẹ mà còn của bé cưng. Bà bầu có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Cách làm: Cóc chín, mẹ vứt bỏ hạt đi, sau đó bổ nhỏ, sấy hoặc phơi khô và tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh cất dùng dần. Để hạn chế tình trạng bột bị ẩm mốc, thi thoảng mẹ nên đổ ra sao qua sao lại hoặc đem đi phơi nắng.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng 3 thìa bột quả cóc, mỗi lần 1 thìa và dùng trước các bữa ăn khoảng 30 đến 40 phút. Mẹ bầu nên kiên trì dùng thường xuyên, sau 1 – 2 tháng, nếu như nồng độ đã trở lại bình thường thì bạn có thể giảm số lần uống xuống còn 2 lần/ngày.
Tốt cho đôi mắt
Cóc chứa hàm lượng vitamin A cao, bà bầu ăn cóc sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt mỗi ngày. Ngoài ra, cóc còn chứa chất retinol giúp điều phối các đồ vật trong võng mạc, sau đó thu lại hình ảnh. Truyền tải ổn định đến não bộ con người.
Chữa lành vết thương nhanh
Với hàm lượng vitamin A và sắt cao cùng với các khoáng chất thiết yếu có trong cóc giúp các mô phát triển khỏe mạnh. Bà bầu ăn cóc giúp chữa lành những vết thương ngoài da để tránh gây viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.
Món ngon từ cóc tốt cho bà bầu
Ô mai cóc
Nguyên liệu
- Cóc tươi
- Đường kính trắng
- Gừng tươi
- Muối
Cách làm
- Rửa sạch, gọt vỏ cóc rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ hạt riêng.
- Ngâm cóc với nước muối cho bớt chua rồi vớt ra rửa sạch với nước.
- Phơi cóc ra 1 nắng rồi rửa lại.
- Gừng tươi giã nát.
- Ướp cóc với đường và muối cho ngấm trong 3 – 4 tiếng.
- Cho cóc vào chảo để lửa lớn, cho đường và nước lạnh vào, đảo đều cho đến khi quánh đặc lại.
- Cho thêm gừng đã giã rồi đun cho đến khi cạn nước thì tắt bếp.
- Trút vào lọ sạch rồi bảo quản.
Nước cóc xanh
Nguyên liệu
- Cóc xanh: 500g
- Đường: 100g
- Muối
- Đá bào
Cách làm
- Cóc xanh gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Dùng dao sắc tách lấy phần thịt cóc, cắt thành miếng nhỏ.
- Cho cóc, đường và đá bào vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi nhuyễn, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt.
- Khi uống cho thêm chút muối để hương vị đậm đà và thưởng thức.
Lưu ý khi bà bầu ăn cóc
Các loại trái cay như cóc, xoài,… chứa một lượng axit rất lớn. Bà bầu ăn cóc quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị thừa axit trong cơ thể. Điều này không tốt, không có lợi gì cho hệ tiêu hóa. Thậm chí là khiến bà bầu ăn cóc bị viêm loét dạ dày, nặng hơn nữa thì có thể bị bệnh ung thư dạ dày.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn hạt dẻ cười và 7 công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé
- Bà bầu ăn khoai mỡ: Thực phẩm vàng cho da và tóc
- Bà bầu ăn vú sữa: Bí quyết giữ dáng và có làn da đẹp
- Bà bầu ăn rau càng cua: Thực phẩm vàng giúp mẹ an thai
- Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn sữa chua nha đam được không?
- Bà bầu ăn hoa chuối: Phương pháp trị bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả
Nguồn: Tổng hợp