Bà bầu ăn kỷ tử được không?
Kỷ tử là hạt giống của cây kỷ tử, đây là một loại cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả kỷ tử xuất hiện từ tháng 7 và bắt đầu thu hát từ tháng 8 và tháng. Nó có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Các mẹ bầu thường thấy nó chung với các loại thuốc bắc, kỷ tử có thể được sử dụng dưới 2 dạng: quả tươi hoặc khô. Kỷ tử có nguồn dinh dưỡng cao. Thế, bà bầu ăn kỷ tử được không? hạt kỷ tử có tốt cho bà bầu không? Cùng medplus tìm hiểu nhé.
Bà bầu có thể ăn kỷ tử vì đây là thực phẩm cực tốt để dưỡng thai và hỗ trợ sức khỏe của mẹ tuy nhiên các bà bầu ăn kỷ tử tránh ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều kỷ tử có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong kỷ tử
Hàm lượng dinh dưỡng trong 85g kỷ tử cụ thể như sau:
70 calo
12g đường
6g chất xơ
9g protein.
150% RDI vitamin A
27% RDI vitamin C
63% RDI vitamin B2.
84% RDI đồng
42% RDI sắt
21% RDI kali
75% RDI selen
9% RDI thiamine
15% RDI kẽm.
Không chứa chất béo.
Chất chống oxy hóa mạnh: carotenoid, lutein, polysaccharide và lycopene.
6 tác dụng thần thánh của kỷ tử
1. Giảm cơn ốm nghén
Bà bầu ăn kỷ tử giúp giảm khó chịu và ốm nghén hiệu quả. Vì vậy, bà bầu có thể ăn một vài quả mỗi ngày để giảm bớt sự khó chịu khi mang thai.
2. Hỗ trợ sự phát triển thai nhi
Kỷ tử chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa của nó bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi tổn thương tế bào.
3. Giảm cholesterol
Kỷ tử giúp giảm mức cholesterol trong máu của các mẹ trong thai kỳ. Ngoài ra, kỷ tử còn giúp loại bỏ độc tố và các chất có hại khác ra khỏi cơ thể của mẹ bầu.
4. Bổ sung Hemoglobin – Huyết sắc tố
Kỷ tử cung cấp nhiều chất sắt cho cơ thể. Vì vậy, bà bầu ăn thực phẩm chứa nhiều chất sắt giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt và tăng số lượng huyết sắc tố giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và chóng mặt.
5. Chữa táo bón
Kỷ tử hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên. Vì vậy, bà bầu ăn kỷ tử sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng táo bón.
6. Giúp ngủ ngon
Hàm lượng dinh dưỡng có trong kỷ tử có tác dụng an thần, ổn định tâm trạng. Bà bầu ăn kỷ tử giúp ngủ ngon và giảm thiểu căng thẳng. Thai nhi trong bụng nhờ vậy mà phát triển cũng khỏe mạnh hơn.
2 món ngon bổ dưỡng từ kỉ tử cho bà bầu
1. Canh gà hầm kỷ tử
Nguyên liệu
- 0,5kg gà ta
- 50g kỷ tử
- 2 củ cà-rốt
- 200g nấm rơm
- 2 củ hành tây to
- Gia vị: 1 viên đường phèn (bằng ngón tay cái), 1 muỗng cà-phê tiêu sọ (tiêu hạt) , 1/2 muỗng cà-phê tiêu bột, 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê bột ngọt
Cách làm
Bước 1: Kỷ tử rửa qua bằng nước sôi (không ngâm) cho sạch rồi để ráo. Hành trắng cắt làm tư. Cà-rốt bào vỏ, cắt miếng vừa ăn, nấm rơm rửa sạch bổ đôi hoặc để nguyên tùy ý.
Bước 2: Xương gà chặt vừa ăn, ướp với một ít tiêu bột, hạt nêm, bột ngọt, hành tím chừng 30 phút cho thấm.
Bước 3: Cho nồi xương gà lên bếp, để lửa vừa, đậy nắp, đun cho xương gà tự ra nước.
Bước 4: Đợi đến khi xương cạn nước, ngấm gia vị thì cho vào nồi 2 lít nước lạnh, kỷ tử, hành trắng, ít tiêu sọ và 1 viên đường phèn bằng ngón tay cái.
Bước 5: Mở nắp – nấu liu riu chừng 30 cho ra gà ra nước ngọt
Bước 6: Sau 30 phút, cho cà-rốt và nấm vào nồi, nêm lại nước hầm cho vừa miệng rồi nấu tiếp 15 phút để cà rốt vừa chín là được.
2. Chim bồ câu hầm thuốc bắc
Nguyên liệu
- 2 con chim bồ câu
- 50g hạt sen
- 20g nấm hương khô
- 10 quả táo tàu
- 5g ý nhĩ
- 10g kỳ tử
- 2 thìa rượu trắng
- 1 nhánh gừng nhỏ
- 50 lá ngải cứu
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm
Cách làm
Bước 1: Sơ chế
- Bồ câu làm sạch, rửa với nước chanh pha chút muối, để ráo
- Gừng cạo vỏ, đập dập.
- Nấm hương, hạt sen rửa sạch, ngâm nước
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo
Bước 2: Chế biến
- Cho 1 nồi nước nhỏ lên bếp, cho rượu và gừng vào nấu cùng bồ câu. Nước sôi dùng mui vớt bỏ bọt, sau đó vớt chim ra cho vào 1 cái tô lớn. Lấy phần ngải cứu cho vào bụng chim bồ câu.
- Bắc nồi lên bếp, cho bồ câu, nấm hương, hạt sen, táo tàu, kỳ tử, ý nhĩ vào cùng 500ml nước.
- Cho vào nồi nước hầm 1 thìa muối, 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột ngọt và 1/2 thìa hạt nêm. Đậy nắp lại đun với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
- Sau 30 phút thịt mềm, nước thấm, để nguội bớt có thể dùng được ngay. Có thể nêm nếm lại theo khẩu vị.
Những lưu ý “cần thiết” cho bà bầu ăn kỷ tử
- Mặc dù kỷ tử mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu, nhưng việc ăn quá nhiều kỷ tử sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi của bạn. Một số tác dụng phụ khi ăn quá nhiều kỷ tử như tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, gây sảy thai.
- Bà bầu bị dị ứng phấn hoa hoặc các dị ứng khác khi ăn kỷ tử có thể các triệu chứng dị ứng trầm trọng hơn vì thế các bà bầu bị dị ứng nên tránh xa kỷ tử nhé.
- Kỷ tử không dành cho bà bầu có hàm lượng đường trong máu thấp, huyết áp không ổn định, đang sử dụng thuốc chống đông máu. Nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và gây ra ngất xỉu và chóng mặt.
Cho thêm kỷ tử vào thực đơn dinh dưỡng của mình ngay nào các mẹ bầu. Đừng quên ghé medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất nha.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn đông trùng hạ thảo được không? 3 lợi ích cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn đậu lăng được không? 5 lợi ích lớn cho mẹ
- Bà bầu ăn nhụy hoa nghệ tây được không? 10 lợi ích thần thánh
- Bà bầu ăn quả thanh mai được không? 7 lợi ích không ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn phấn hoa ong được không? 4 công dụng hữu ích cho mẹ
Nguồn: Tổng hợp