Bà bầu ăn nhót được không?
Quả nhót được trồng phổ biến ở khu vực miền Bắc nước ta, khi chín có màu đỏ. Nhót là loại quả ưa thích của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, bới vị chua pha chút chát cùng hương thơm dịu nhẹ, rất kích thích vị giác. Trong nhót chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, bà bầu ăn quả nhót có lợi cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều hoặc ăn khi đói vì sẽ gây ảnh hưởng cho dạ dày.
Vậy nhót có công dụng gì và ăn nhót như thể nào để hợp lý? Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả nhót
Không chỉ là món ăn vặt được yêu thích, quả nhót xanh và lá nhót còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Thành phần dinh dưỡng của quả nhót bao gồm:
Nước
Protein
Kali
Sắt
Vitamin C
Vitamin B
Canxi
Chất xơ
5 công dụng khi bà bầu ăn nhót
Hiếm có loại quả nào mang lại nhiều công dụng như nhót, từ phần quả, lá đến rễ còn có tác dụng khác nhau.
- Quả nhót: có tác dụng chữa ho, tiêu đờm,…
- Lá nhót: trị cảm cúm, sốt,…
- Rễ nhót: được dùng cầm máu, giảm đau,…
1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Bà bầu mang thai rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến các triệu trứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hoa mắt. Nguyên nhân gây thiếu máu chính là hàm lượng sắt cung cấp vào cơ thể mẹ không đủ. Ăn nhót giúp bà bầu bổ sung sắt cho cơ thể, sắt tham gia sản sinh các tế bào máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cho mẹ cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ. Tránh những biến chứng nguy hiểm như sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C trong nhót có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu và các tác hại của ô nhiễm như khói, bụi, khói thuốc,…
3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong nhót có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề táo bón, kiết lị, tiêu chảy. Chất xơ còn giúp làm sạch đường ruột bằng cách loại bỏ các chất độc hại thông qua quá trình tiêu hóa.
4. Trị ho
Từ lâu, nhót đã trở thành bài thuyết lưu truyền trị ho hiệu quả. Quả nhót có vị chua, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng có tác dụng trị ho, trừ đờm,…
5. Làm đẹp da
Vitamin C trong nhót giúp da căng mịn và làm trắng. Khi hấp thụ vào cơ thể, Vitamin C sẽ tham gia vào thúc đẩy các collagen, liên kết mô giữa các tế bào giúp là da bạn trở nên sáng và khỏe hơn. Các vấn đề nếp nhăn, lão hóa, thâm nám, khô da,…sẽ được giải quyết.
Món ngon từ nhót cho bà bầu
1. Nhót ngâm đường
Nguyên liệu
- 1kg nhót chín
- 400g đường
- 1 thìa muối
Cách làm
- Dùng vải chà lớp vẩy bên ngoài vỏ quả nhót (lớp vẩy này ăn vào dễ gây đau họng), sau đó rửa sạch và luộc nhót trong khoảng 5 phút, để nguội và bóc vỏ.
- Cho đường và muối vào trộn đều. Có thể thay đổi khẩu vị tùy thích.
- Bảo quản ngăn mát tủ lạnh để phần ăn thêm ngon.
2. Canh chua nấu nhót
Nguyên liệu
- 400 gam thịt lợn băm
- 2 quả cà chua
- 8 quả nhót
- 20 gam hành khô
- 20 gam hành lá, ngò gai
- Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm
Cách làm
- Thịt lơn mua về rửa sạch sau đó tự băm để đảm bảo vệ sinh
- Cà chua rửa sạch, chẻ múi cau
- Hành lá rứa sạch, bỏ rễ, cắt nhỏ
- Hành khô bóc bỏ, băm nhỏ
- Nhót dùng vải chà sạch lớp vẩy bên ngoài, rửa để ráo
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu và hành vào phi thơm rồi cho cà chua vào đảo cùng.
- Cho thịt heo băm vào cùng khoảng 500ml nước, đun sôi
- Canh xôi, cho nhót vào nấu cùng, để lửa nhỏ tầm 10 phút. Có thể dùng đũa chọc thủng lớp vỏ để vị chua của nhót ngấm vào canh.
- Nêm nếm vừa miệng là có thể dùng ngay. Nhớ thêm hành lá cho thơm bạn nhé.
- Món canh chua nấu nhót ăn kèm cơm rất ngon và dậy vị giác.
Lưu ý khi bà bầu ăn nhót
Không nên ăn quá nhiều vì lớp phấn bên ngoài quả dễ khiến bà bầu bị ngứa và đau họng. Nhót có vị chua nên bà bầu mắc những bệnh liên quan tới dạ dày hoặc đang đói không nên ăn nhót để đảm bảo sức khỏe. Bà bầu không dùng lá và rễ nhót.
Khi ăn nhót nên chà sạch lớp vẩy (bụi phấn) bên ngoài để tránh bị đau họng và chỉ ăn nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút tránh đau dạ dày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp về quả nhót, hy vọng các bà bầu sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn chay được không? 4 công dụng không ngờ
- Bà bầu ăn socola được không? 5 công dụng to lớn cho mẹ
- Bà bầu ăn sả được không? 5 công dụng cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn hoa thiên lý được không? 5 công dụng cho mẹ
- Bà bầu ăn khế được không? 5 công dụng bất ngờ từ khế cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng hợp