Bà bầu ăn phấn hoa ong được không?
Mang thai là một thời gian quan trọng cho cả mẹ và con. Việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, phấn hoa sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ bầu. Thế nhưng, bà bầu ăn phấn hoa ong có tốt không, tác dụng của phấn hoa là gì, đó lại là câu hỏi muôn thuở. Để biết thêm chi tiết, các mẹ bầu cùng medplus tìm hiểu nha.
Phấn hoa ong hay còn gọi là phấn hoa, phương ong. Phấn hoa ong là hạt phấn do ong thợ gom góp phần hoa từ nhụy đực của hoa, dùng chân vê lại thành từng hạt nhỏ mang về tổ, đây được xem là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên vì thế mà độ dinh dưỡng của phấn hoa ong rất cao, cao hơn cả trứng và sữa.
Mặc dù phấn hoa ong là thành phần tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng theo ý kiến của chuyên gia, để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử y tế tìm hiểu xem các mẹ có bị dị ứng không nhé!
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phấn hoa ong
Hàm lượng dinh dưỡng trong phấn hoa ong cụ thể như sau:
22 loại acid amin
14 loại vitamin (A, B1, B2, B5, B6, C, D, E, H, K…)
18 loại men thiên nhiên
27 nguyên tố vi lượng ( canxi, magie, đồng, kẽm, kali, phốt pho,…)
Tác dụng của phấn hoa ong cho bà bầu
1. Giảm nguy cơ tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé .Việc bổ sung phấn hoa ong giúp thanh lọc máu và hỗ trợ cung cấp oxy cho các tế bào não, làm giảm nguy cơ tăng huyết áp cho các mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai.
2. Cung cấp chất dinh dưỡng
Phấn hoa ong rất giàu vitamin, protein, khoáng chất và axit amin, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong phấn hoa ong tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bà bầu ăn phấn hoa ong giúp ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm cho các mẹ bầu trong thai kì. Theo chuyên gia, vào độ thời tiết chuyển mùa, các mẹ bầu nên uống một ly nước mật ong, phấn hoa ong vào mỗi buổi sáng để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Phấn hoa ong có tác dụng cải thiện các tình trạng trên vì nó có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn có hại ở đường ruột, giúp nhuận tràng, giảm tiêu chảy, táo bón hiệu quả.
Một số cách bà bầu ăn phấn hoa ong để đạt hiệu quả tốt nhất
1. Dùng trực tiếp
Cách dùng: Cho trực tiếp thìa phấn hoa vào miệng nhai thật kĩ. Sau đó uống thêm một ly nước ấm 180ml. Tuy nhiên phấn hoa ong ăn trực tiếp khá khó ăn nhé!
2. Kết hợp với mật ong, nước ấm
Cách dùng: Pha 2-3 thìa cafe phấn hoa với 180ml nước nóng khoảng 80 độ C. Để nguội rồi cho thêm 2 thìa café mật ong, dùng thìa khuấy đều.
Lưu ý: Uống vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc trước bữa ăn tối 30 phút.
3. Phấn hoa ong kết hợp với sữa chua
Cách dùng: Trộn 1 thìa phấn hoa với một hộp sữa chua có đường và ăn hàng ngày.
Lưu ý: ăn trước khi ăn bữa để có kết quả tốt nhất.
4. Phấn hoa ong nấu cháo
Cách dùng: Nấu cháo chín rồi đổ phấn hoa vào, khuấy đều đến khi phấn hoa tan hết.
Lưu ý cho bà bầu ăn phấn hoa ong
- Trước khi bà bầu ăn phấn hoa ong, nên xem tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, nếu mẹ bầu bị dị ứng hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng không nên dùng.
- Khi sử dụng, nếu gặp tác dụng phụ như buồn nôn, ngứa, khó thở, các mẹ bầu nên dừng sử dụng và gặp bác sĩ ngay nhé.
- Các mẹ nên tìm kiếm chỗ mua đáng tin cậy, tránh trường hợp mua nhằm phấn hoa ong nhiễm kim loại, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt, điều này có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
- Loại bỏ ngay khi thấy phấn hoa ong đã bị biến chất, xuất hiện hiện tượng ẩm mốc, có mùi khó chịu.
Hi vọng với những thông tin hữu ích mà medplus cung cấp, các mẹ bầu có thể áp dụng lên chế độ dinh dưỡng cho bé yêu của mình nhé. Đừng quên ghé medplus hàng ngày để cập nhật thông tin nhé!
Xem thêm :
- Bà bầu ăn chùm ruột được không? 4 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn củ năng và 7 công dụng với sức khỏe mẹ bầu
- Bà bầu ăn củ từ và 9 công dụng đối với sức khỏe
- Bà bầu ăn hành tím được không? 5 công dụng đối với sức khỏe
- Bà bầu uống rượu nho được không? Có gây hại như lời đồn?
Nguồn: Tổng hợp