Bà bầu bị nấm lưỡi phải làm sao?
Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi, là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng. Vậy bà bầu bị nấm lưỡi phải làm sao?
Bà bầu bị nấm lưỡi chỉ nên dùng các loại thuốc có nồng độ thích hợp, trong liệu trình điều trị do bác sĩ đã ấn định (đúng liều, đúng ngày). Hết sức tránh bôi lên những chỗ nhạy cảm nếu không có chỉ định.
Triệu chứng bà bầu bị nấm lưỡi
- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan
- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt
- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào
- Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả)
- Cảm giác như có bông trong miệng
- Mất vị giác
Tác hại của nấm lưỡi với mẹ bầu
Ngoài những tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, mẹ bầu có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
- Lưỡi có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
- Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh miệng lưỡi
- Đau bất thường trong quá trình nhai thức ăn
- Đau như dao đâm sâu bên miệng , lưỡi
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nấm lưỡi
Bệnh nấm miệng và nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc hoặc khi thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể. Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng nấm miệng:
- Theo thống kê, có khoảng 20 – 30% chị em mang thai mắc phải nấm miệng. Lý do là trong quá trình mang thai, cơ thể nữ giới có khá nhiều thay đổi về nội tiết tố.
- HIV/AIDS.
- Đái tháo đường.
- Nhiễm trùng nấm men âm đạo.
Các nguyên nhân khác
- Sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc với liều cao
- Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn
- Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp
- Vệ sinh răng miệng kém
- Miệng khô hoặc vì một căn bệnh hay một loại thuốc bạn đang dùng
- Hút thuốc
- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư
Những trường hợp nấm lưỡi bà bầu thường quan tâm
- Thuốc trị nấm Candida cho bà bầu
- Thuốc trị nấm cho bà bầu
- Mẹ bị nấm có nên sinh thường
- Bị nấm Candida có thai được không
- Bị nấm khi mang thai phải làm sao
- Bầu bị nấm sợi
- Thuốc chữa nấm lưỡi
Cách chữa trị nấm lưỡi cho bà bầu
Nấm lưỡi thường có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc kháng nấm. Tuy nhiên nhiễm nấm có thể là một triệu chứng của vấn đề y tế khác, vì vậy mẹ bầu nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cần kết hợp với:
- Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
- Hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh.
- Gặp nha sĩ thường xuyên. Đặc biệt là nếu mẹ có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả.
- Hạn chế lượng đường và các chất men có trong thức ăn. Thực phẩm như bánh mì, bia, rượu vang có thể làm tăng sự phát triển nấm.
Bà bầu bị nấm lưỡi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất kỳ bệnh lý nào trong thời gian mang thai đều gây ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nấm lưỡi nếu phát triển nghiêm trọng có thể tấn công vào màng ối gây ra tình trạng viêm màng ối, dễ dẫn tới vỡ màng ối. Nguy hiểm hơn cả là nấm lưỡi do bệnh Candida nhiễm ngược dòng lên các bộ phận khác, gây xuất huyết, chảy máu và chuyển dạ sớm, sinh non. Khi mẹ chuyển dạ mà vẫn đang nhiễm Nấm, em bé có thể bị lây nấm từ mẹ. Bé sẽ dễ mắc các bệnh nấm lưỡi, nấm da, nấm mắt.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị nấm lưỡi
Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm đều không gây độc cho thai nhi, nhưng cần chú ý:
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng liều quá cao (hoặc do dùng loại nồng độ cao, dùng vượt liều; bôi thuốc quá dày, quá nhiều lần)
- Tránh để thuốc tiếp xúc với những nơi nhạy cảm (niêm mạc miệng, lưỡi, hầu, vùng bị tổn thương)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nấm lưỡi phải làm sao? Bà bầu bị nấm lưỡi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nấm lưỡi.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp