Bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu phải làm sao?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do sức đề kháng suy yếu nên hệ tiết niệu của bà bầu có thể bị nhiễm khuẩn hơn. Vậy bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu phải làm sao?
Do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của bà bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng tiết niệu có thể sẽ gây sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, bà bầu cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng rủi ro khác.
Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu
Những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai:
1. Vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.
2. Thay đổi khi mang thai
Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
3. Những lý do khác gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
- Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu
- Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận
Dấu hiệu bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu
Những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó
- Nước tiểu đục, có lẫn máu
- Mệt mỏi, có thể đi kèm sốt nhẹ
- Sốt cao (39 – 40 độ C), rét run, mạch nhanh
- Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
- Buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi chán ăn
- Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
- Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn (bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
Những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu bà bầu thường quan tâm
- Trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu
- Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai
- Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu
- Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối
- Bầu 5 tháng bị nhiễm trùng nước tiểu
- Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu
- Có thai uống thuốc viêm đường tiết niệu
- bà bầu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Phương pháp điều trị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
Khi nhận thấy nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu, bà bầu cần trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra và phương pháp điều trị thích hợp:
- Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang nhẹ, bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và cần được theo dõi thường xuyên
- Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, mẹ bầu phải nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh vì có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi
Bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp hoặc suy thận cấp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai nhi cũng dễ bị suy thai, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ sinh ra nhẹ cân,v.v…
Lưu ý phòng tránh nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai có thể phòng tránh bằng các phương pháp sau:
- Xét nghiệm kiểm tra nước tiểu định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước
- Không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp
- Khi đi đại tiện hay đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, tránh nhiễm khuẩn ngược từ hậu môn
- Vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày từ trước ra sau
- Điều trị triệt để viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung tránh lây sang đường tiết niệu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp