Bà bầu bị nổi mụn phải làm sao?
Ngoài nám, sạm da, rạn da thì mụn cũng là tình trạng mà nhiều chị em trong thời kỳ mang thai mắc phải. Mọc mụn rất phổ biến ở các bà bầu và sau sinh, có thể mẹ bị mụn lâu năm từ trước khi bầu bí, hay khi bầu mới bị, hoặc sau khi sinh thì nổi mụn. Các mẹ thường nổi mụn ở mọi vị trí như mặt, lưng, ngực… gây ra những ảnh hưởng đến thẩm mĩ và những nỗi lo lắng nhất định. Vậy bà bầu bị nổi mụn phải làm sao khi mắc tình trạng này?
Bà bầu bị nổi mụn được khuyên trách dùng thuốc trị mụn trong thời kì mang thai, thay vào đó hãy thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học.
Những nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn
Mụn xuất hiện là do ảnh hưởng bởi nguyên nhân sau:
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai chất Androgen được tiết ra nhiều hơn sẽ góp phần làm tăng bã nhờn trên da, gây thay đổi nội tiết tố và từ đó hình thành mụn, sự bài tiết chất nhờn quá mức sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tạo điều kiện cho mụn phát triển không chỉ trên da mặt mà còn có thể lan ra khắp cơ thể. Thông thường nó sẽ bắt đầu xảy ra vào những tháng đầu khi mang thai, mụn sẽ phát khởi và nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh xong.
Do chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày
Uống ít nước lọc, thường xuyên ăn những đồ nóng, cay, rượu, bia, chất kích thích khiến gan làm việc quá tải, gây nóng trong người và sản sinh ra mụn
Hay thức khuya, ngủ không đủ giấc, mất ngủ, căng thẳng kéo dài cũng sinh ra mụn do hoạt động gan và thận suy yếu, chất độc tích tụ lâu ngày dễ sản sinh ra mụn
Trang điểm nhiều, sử dụng mĩ phẩm gốc dầu gây bít lõ chân lông
Một số thói quen xấu khác như: vệ sinh không sạch sẽ chăn gối, hay sờ tay lên mặt, lười uống nước…
Những dấu hiệu bà bầu bị nổi mụn
Phụ nữ mang thai thường bị nổi mụn khi xuất hiện những triệu chứng sau:
Ngứa, nổi mụn nước
Mụn rôm nhỏ liti trên mặt
Nhân nằm sâu hình thành mụn bọc, mụn nhọt..
Sưng, đau rát khi đụng vào
Càng ngày càng lan rộng ra xung quanh
Cách khắc phục bà bầu bị nổi mụn
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu bị nổi mụn hạn chế nguy cơ lây lan sang những vùng khác:
1. Giữ cho da luôn sạch sẽ
Dùng những loại sữa rửa mát có hoạt chất nhẹ rửa mặt nhẹ nhàng để làm sạch lỗ chân lông. Rửa xong dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng lần nữa. Thường xuyên giặt sạch chăn gối, mùng mền.
2. Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Thường xuyên trang bị khẩu trang mỗi khi ra ngoài, vừa hạn chế bụi ,vừa hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3. Tránh trang điểm
Bà bầu bị nổi mụn nên tránh trang điểm, hạn chế dùng mỹ phẩm có gốc dầu khi đang bị mụn trứng cá. Tẩy trang càng sớm càng tốt mỗi khi về nhà.
4. Ăn đồ tốt cho sức khỏe
Tránh các loại thực phẩm nướng và chiên vì chúng chứa rất nhiều chất, khiến da dễ bị nổi mụn. Thay vì sử dụng đường, hãy chuyển sang dùng mật ong. Uống nhiều nước và ăn nhiều loại hạt, trái cây tươi, rau xanh, cam để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Bà bầu bị nổi mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa số phụ nữ có thai bị nổi mụn sẽ không gây hại trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé vì đây là hiện tượng thông thường do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3 tháng đầu. Tới khi sinh con xong thì các nốt mụn cũng dần biết mất.
Tuy nhiên, một số người bị nhiều mụn, kéo dài trong suốt thai kỳ khiến tâm lý bị ảnh hưởng do mẹ bầu căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều. Tâm trạng không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng, nhiều người còn bị tự kỷ dẫn đến trầm cảm. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng tcăng. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.
Những lưu ý cho bà bầu bị nổi mụn
Bà bầu bị nổi mụn nên ăn gì?
Những loại thực phẩm các mẹ bầu bị nổi mụn nên dùng:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 như cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…).
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm, hoa quả. Rau củ quả có nhiều beta-carotene, giúp giảm bớt bã nhờn và chống viêm một cách tự nhiên.
- Bổ sung probiotic trong chế độ ăn hằng ngày như dùng sữa chua, bắp cải bơ, sô-cô-la đen, tảo vi, súp miso, dưa chua, tempeh, kimchi và trà kombucha.
Bà bầu bị nổi mụn không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu cần cân nhắc để tránh nổi mụn:
- Đồ uống nhiều đường như nước ngọt, tăng lực, sữa bò, socola…
- Đồ uống gây nóng cho cơ thể như cà phê, rượu
- Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt
Bà bầu bị nổi mụn cần gặp bác sĩ ngay nếu
Trong thời kì mang thai, nếu các mẹ bầu gặp những dấu hiệu nổi mụn do thay đổi tiết tố thì rất bình thường, nhưng đi kèm với những dấu hiệu khác cần liên hệ bác sĩ, vì có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm khác.
Mụn mọc ở nhiều nơi trên cơ thể
Mụn mọc thành những mảng lớn, đỏ, sưng, ngứa
Đi kèm triệu chứng sốt cao
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nổi mụn phải làm sao? Bà bầu bị nổi mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị nổi mụn.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp