Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?
Trầm cảm có thể đặc biệt khó khăn nếu xảy ra khi phụ nữ đang mang thai. Nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mẹ bầu, và nó cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen ăn uống và nghỉ ngơi. Trầm cảm và mang thai là một sự kết hợp nguy hiểm. Ở giai đoạn này, bà bầu nên biết rằng trầm cảm không chỉ là tâm trạng đi xuống mà nó có thể dễ dàng trở thành một tình trạng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?

“Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất vì thế bà bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm đầu tiên khi mang thai”
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây trầm cảm khi mang thai
Nhiều phụ nữ mang thai phải chịu những cảm xúc như buồn bã, vô vọng và trải qua sự mất hứng thú. Điều này có thể kéo dài trong một thời gian dài và gây ra nhiều biến động trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra trầm cảm là gì và hiểu các yếu tố rủi ro của nó.
Một số nguyên nhân chính gây trầm cảm khi mang thai là:
- Tiền sử trầm cảm trong thời thơ ấu
- Thay đổi nội tiết tố và thay đổi tâm lý khi mang thai
- Những thay đổi về thể chất xảy ra trong thai kỳ, như tăng cân, thay đổi giấc ngủ và chế độ ăn uống
Yếu tố rủi ro khác:
- Lịch sử trầm cảm trong quá khứ
- Lịch sử lạm dụng thuốc hoặc bị chấn thương
- Thiếu tình cảm vợ chồng khi mang thai
- Mang thai ngoài kế hoạch
- Các vấn đề về hôn nhân hoặc các mối quan hệ căng thẳng khác trong thai kỳ
- Vấn đề tài chính liên quan đến sự ra đời của em bé
- Phá thai trong quá khứ hoặc mất con trước đó
Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ
Khó ngủ hoặc mệt mỏi được coi là triệu chứng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị mất hứng thú với sở thích trước đây hoặc cảm thấy buồn và vô vọng, đó có khả năng là một dấu hiệu cho thấy bà bầu bị trầm cảm. Tốt nhất là thảo luận với bác sĩ nếu các triệu chứng sau đây đã xuất hiện hơn một tuần:
- Cảm giác dễ bị kích động
- Khó tập trung
- Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày và không cảm thấy vui vẻ
- Cảm thấy buồn và khóc nhiều
- Không có năng lượng để thực hiện các công việc hàng ngày
- Cảm giác vô dụng hoặc thiếu sáng kiến
- Cần ngủ hoặc ăn quá mức bình thường. Hoặc có thể là khó ngủ
- Cảm giác lo lắng tràn ngập
Những trường hợp trầm cảm thai kỳ bà bầu thường quan tâm
trầm cảm khi mang thai tháng cuối
tác hại của trầm cảm khi mang thai
trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm
trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu
trầm cảm khi mang thai và sau sinh
mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi
bà bầu bị bồn chồn
cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai
Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Mặc dù trầm cảm nghe có vẻ khá đáng ngại, nhưng nó có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
1. Phương pháp điều trị tâm lý
Thường được gọi là tâm lý trị liệu, có hai dòng trị liệu tâm lý phổ biến có hiệu quả đối với phụ nữ mang thai: Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và Liệu pháp tiếp xúc cá nhân (IPT).
- Trị liệu hành vi nhận thức giúp xác định những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bà bầu. Sau khi tìm ra nguyên nhân, mẹ bầu sẽ được tiến hành chữa trị cải thiện tinh thần.
- Liệu pháp tiếp xúc cá nhân tập trung tìm hiểu và cải thiện các kỹ năng cần có để giải quyết những vấn đề trong các mối quan hệ. Những vấn đề này có thể chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

2. Thuốc (thuốc chống trầm cảm)
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm nếu tình hình nghiêm trọng và mẹ bầu không thể đối phó với nó. Một số thuốc chống trầm cảm hiện đại có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng trầm cảm liên quan đến thai kỳ và an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể không phù hợp với phụ nữ mang thai. Do đó, không nên tự điều trị và luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước.
3. Phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp điều trị tâm lý và thuốc, trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng cách liệu pháp điện di hoặc ECT. Tập thể dục hoặc yoga thường xuyên và tuân theo chế độ ăn đặc biệt là những cách khác để điều trị trầm cảm thai kỳ.
4. Mẹo cho bà bầu bị trầm cảm
Trầm cảm trước khi sinh có thể được điều trị bằng nhiều cách tự nhiên như là:
- Liệu pháp ánh sáng: Điều này liên quan đến việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhân tạo vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Liệu pháp ánh sáng đã cho thấy tác dụng tích cực đối với phụ nữ mang thai và có thể loại bỏ các triệu chứng trầm cảm
- Châm cứu: Nó đã được biết đến là cách để cải thiện tâm trạng ở người trầm cảm
- Tập thể dục: Các bài tập thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp giảm trầm cảm
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ một chế độ ăn giàu axit béo omega-3 thiết yếu có thể giúp tăng cường tâm trạng của bạn. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong thực phẩm như cá và quả óc chó
Bà bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Những bà mẹ bị trầm cảm trước khi mang thai có nhiều khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân. Trầm cảm ở các bà mẹ cũng có thể khiến em bé trở nên cáu kỉnh hơn so với em bé của những bà mẹ không bị trầm cảm.
Tự ý dùng thuốc chống trầm cảm để đối phó với chứng trầm cảm của bạn khi mang thai cũng có thể gây hại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng phụ như sinh non hoặc thai nhi gặp các vấn đề về hô hấp, hạ đường huyết. Vì thế mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý cho mẹ bầu bị trầm cảm
1. Bà bầu bị trầm cảm nên ăn gì?
- Nhóm các loại quả: Bơ, việt quất, dừa, óc chó, v.v…
- Nhóm các loại thịt: Thịt gà, cá hồi, trai sông,v.v…
- Nhóm các loại rau củ: Rau lá xanh, cà rốt, củ nghệ,v.v…
- Chocolate
2. Bà bầu bầu bị trầm cảm không nên ăn gì?
- Đồ uống có nhiều chất ngọt nhân tạo như soda, nước ngọt,v.v…
- Đồ ăn nhanh
- Các loại thịt đã được chế biến sẵn, đồ đóng hộp,v.v…
- Rượu bia, cafe và các chất kích thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị trầm cảm phải làm sao? Bà bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị trầm cảm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp