Bà bầu bị tức ngực phải làm sao?
Hầu hết nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai là do những thay đổi hormone cơ thể trong thời kỳ mang thai và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi đau tức ngực khi mang thai có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bà bầu bị tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị tức ngực khi mang thai dù là nguyên nhân nào, bà bầu cũng cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Ngoài ra, bà bầu cần đặc biệt chú ý những triệu chứng nguy hiểm để tránh những rủi ro không mong muốn.
Nguyên nhân bị tức ngực khi mang thai
Một số nguyên nhân dẫn đến tức ngực khi mang thai:
Hormone thai kì
Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormone thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Các hormone này đẩy mạnh hoạt động để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Do ợ nóng thai kì
Hormone gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng. Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai.
Do căng cơ bắp
Một số phụ nữ mang thai đau ngực do căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực. Ngâm trong bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm có thể giúp làm giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, cần nghỉ thường xuyên, không nâng vật nặng…
Những trường hợp tức ngực bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị đau ức
- Bị đau chấn thủy khi mang thai
- Bà bầu đau bụng trên gần ức
- Bà bầu bị tức ngực
- Cách giảm tức ngực cho bà bầu
- Khó thở khi mang thai tháng thứ 8
- Đau đầu nhũ hoa khi mang thai
- Bị nhói tim khi mang thai
Những dấu hiệu nguy hiểm khi bà bầu bị tức ngực
Khi thấy một trong những triệu chứng sau, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Bị đau ngực đột ngột, đi kèm với dấu hiệu ho hoặc khó thở
- Đau nhói ở ngực
- Đau thắt ngực
- Đau rát vùng ngực
- Cơ đau ngực lan xuống hai cánh tay
- Đau ngực kèm theo hiện tượng sốt
- Mẹ bị đau ngực đồng thời với chóng mặt, đổ mồ hôi, khó thở
- Tức ngực kèm triệu chứng ho, thở dốc
- Khó thở khi mang thai kèm hiện tượng đau rát ngực
Mẹo điều trị tức ngực khi mang thai
Bên cạnh việc trao đổi với bác sĩ, mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo sau để làm giảm đau tức ngực:
Dùng áo ngực vừa vặn
Ngực bà bầu có thể tăng đến 2 cỡ áo trong suốt thai kỳ, vậy nên nâng đỡ chúng với áo ngực vừa vặn sẽ giúp giảm đau xuống mức thấp nhất. Tránh mặc áo ngực có gọng vì chúng có thể gây tổn thương các tuyến sữa.
Làm mát ngực
Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát ở ngực. Bà bầu có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh, túi hoa quả đông lạnh hoặc lót hai lá bắp cải để lạnh bên trong áo ngực.
Dùng sản phẩm làm mềm da
Khi ngực thay đổi, chúng có thể trở nên nhạy cảm hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên như gạo nếp, hạt ý dĩ đều có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng và có thể giảm nguy cơ hình thành rạn da. Mẹ bầu có thể để kem vào ngăn mát tủ lạnh để tăng hiệu quả làm mát cho ngực. Hãy vệ sinh ngực thường xuyên nhưng tránh dùng xà phòng đặc biệt là ở vùng quanh núm ngực để tránh kích ứng.
Không nên chạm vào núm ngực
Việc đụng chạm vùng núm ngực thường xuyên có thể kích thích sự chuyển dạ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Tắm nước ấm
Cảm giác đau ngực sẽ đỡ hơn tắm bằng nước ấm. Mẹ bầu cần nhớ kiểm soát nhiệt độ nước, tốt nhất là để nước bằng thân nhiệt hoặc thấp hơn 37 độ C một chút. Nước quá nóng có thể gây hại cho thai nhi. Mẹ có thể sử dụng một số tinh dầu ấm hoặc sản phẩm từ gừng nghệ cho vào nước tắm để giải tỏa sự căng thẳng cơ bắp.
Massage bầu ngực
Mẹ nên massage ngực khi mang bầu mỗi ngày khoảng 10 phút để làm giảm đau. Massage giúp máu tuần hoàn đều khiến ngực thêm khỏe mạnh và giảm bớt cơn đau cùng những khó chịu của chứng đau ngực.
Các phương thuốc tự nhiên
- Tinh chất hoa cúc xi và cúc La Mã giúp giảm đau và viêm nhiễm khá hiệu quả. Bà bầu có thể áp một túi trà hoa cúc vào ngực để giúp giảm sưng.
- Calc.flour, vitamin E và Silica đều được chứng minh là giảm ngứa, tuy nhiên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dược liệu nào trong thai kỳ.
Bà bầu bị tức ngực có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tức ngực đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm khác có thể cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề về tim hoặc phổi. Nếu mẹ bầu không được kiểm tra và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong khoảng thời gian tam cá nguyệt đầu tiên, cảm giác căng tức ngực, ngứa quanh vùng ngực và núm ngực mất dần màu nâu sậm thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.
Lưu ý cho bà bầu bị tức ngực
Việc giảm cholesterol và các chất béo xuống 20% trong các bữa ăn hằng ngày giúp làm giảm chứng tức ngực:
- Nên dùng: dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Nên chọn các loại thịt nạc, cá và các sản phẩm ít sữa ít béo.
- Ăn nhiều các loại quả tốt cho tim mạch như cà chua, cà rốt, rau bina,v.v…
- Ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn thay vì ba bữa lớn
- Uống nước giữa các bữa ăn thay vì vừa uống vừa ăn
- Tránh uống rượu và hút thuốc
- Mặc quần áo lỏng ở thắt lưng
- Không nên dùng: các loại mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thức ăn dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều gia vị
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị tức ngực phải làm sao? Bà bầu bị tức ngực có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị tức ngực.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp