Theo tài liệu Đông Y: Bạch đàn trắng có tác dụng kháng khuẩn giảm ho. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Bạch đàn trắng
- Tên khoa học: Eucalyptus camaldulensis Dehnhart
- Họ: thuộc họ Sim (Myrtaceae).
2. Mô tả cây
- Cây gỗ cao 30-50m; thân thẳng, đường kính tới 1,5m, vỏ già xám nâu, tróc thành mảng vỏ, nhánh non vuông. Lá có phiến hình lưỡi liềm, mốc mốc, dài 12-22cm; cuống có cạnh, dài 1,5-2cm. Tán hoa có cuống dài 1,5cm, chóp cao; nhị nhiều. Quả nang 4 mảnh, rộng 5-8mm, hạt nhỏ.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Bạch đàn trắng ở Việt Nam có nguồn gốc từ Australia. Cây được nhập trồng từ trước năm 1975 và những năm gần đây. Trong số các loài bạch đàn hiện trồng ở nước ta, bạch đàn trắng là cây có kích thước tương đối lớn. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt chịu được loại đất phèn, nên thích hợp trong việc phát triển trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở một số nơi trên thế giới, người ta cũng trồng bạch đàn trắng và một vài loài khác để cải tạo đầm lầy và vùng ven biển.
- Bạch đàn trắng là loại câv gổ mọc nhanh. Ra hoa quả nhiều, cũng là đối tượng được chú ý phát triển trồng ở Việt Nam.
Thu hoạch
- Bạch đàn trắng có thể thu hái quanh năm.
Bộ phận dùng
- Gôm và tinh dầu
Chế biến
- Dược liệu có thể dùng tươi, khô hoặc bào chế thành tinh dầu đều được.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Cây có chất gôm, lá chứa tinh dầu.
- Ngoài ra, bạch đàn trắng còn chứa tanin với tỷ lệ ở vỏ 8 -16%, ở gỗ 2-14%, ở cành và lá 5-11%.
- Bạch dàn trắng còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp gôm.
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn in vitro
- Đối với tất cả những vi khuẩn gram dương thử nghiệm, trừ Streptococcus pyogenes. Hầu hết những vi khuẩn gram âm thử nghiệm cũng đều nhạy cảm với tinh dầu bạch đàn trắng, trừ một số ít không bị ảnh hưởng. Nói chung, những vi khuẩn gram âm ít nhạy cảm hơn so với những vi khuẩn gram dương. Tinh dầu bạch đàn trắng có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tinh dầu bạch đàn chanh và tinh dầu bạch đàn lá liễu và tương dương với tinh dầu khuynh diệp dược dụng thu được từ loài E. globulus.
Tinh dầu bạch đàn trắng có tác dụng giảm ho
- Khi cho uống trong mô hình gây kích thích ho bằng hơi amoniac đặc trên chuột nhắl trắng.
- Thời gian tác dụng giảm ho kéo dài hơn so với codein phosphat và tác đụng giảm ho mạnh nhất sau khi uống 2 – 3 giờ.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Chưa có tài liệu
Qui Kinh
- Chưa có tài liệu nghiên cứu
Công năng
- có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho, ỉa chảy
Công Dụng
- Gôm có thể dùng chữa ỉa chảy, họng bị đau, dùng làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương. Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột. Gôm còn được dùng ở dạng thuốc đạn, 0,32g gôm trong dầu Cacao. Tinh dầu dùng chữa lỵ mạn tính.
Lưu Ý
- Cũng mang tên bạch đàn, nhưng bạch đàn hương (Santalum album L.) lại không thuộc nhóm bạch đàn Eucalyptus. Cây có tên nước ngoài là white santal – wood tree (Anh), santal blanc (Pháp) chưa phát hiện được ở Việt Nam.
Liều dùng
- Ngày dùng 15-30g cây khô sắc uống với các vị thuốc khác. Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da. Bột lá lẫn với vôi dùng đắp trị đau đầu, vết thương. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa cảm mạo, ra nhiều mô hôi, lạnh da, ngộ hàn, làm dầu thoa để phòng một số bệnh lý:
Sử dụng tinh dầu Bạch đàn trắng, Hương nhu trắng, Bạc hà, Sả, Tràm trà phối hợp với nhau. Có thể phối hợp với các loại tinh dầu có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh như Hồi, Quế, Màng tang.
Ngoài ra, có thể kết hợp uống 10 – 15 giọt tinh dầu với nước nóng, sau đó xoa mũi, đầu, ngực, gáy và dọc 2 bên sống lưng. Sau đó đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi để giải cảm, chống ớn lạnh, trị đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa. Mỗi lần uống 5 – 6 giọt. Kết hợp xoa bụng dưới rốn và bụng trên mỗi ngày 3 lần để tăng cường hiệu quả.
Chú ý: Các trường hợp cảm nắng và sốt nóng không nên dùng.
2. Bài thuốc xông chữa nóng sốt, không ra mồ hôi và không rét lạnh:
Cúc tần, lá Tràm, củ Sả, Hương nhu, Kinh giới, Tía tô, mỗi loại một vài nắm tay. Cho dược liệu vào một nồi ro, thêm nước ngập dược liệu, đun sôi. Sau đó dùng nước này xông cho ra mồ hôi.
Sau khi xông, cần lau sạch mồ hôi, thay quần áo, kết hợp uống thuốc giải cảm và nghỉ ngơi. Sau khi ra thêm mồ hôi là được.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam