Để biết về tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ, bố mẹ nên quan tâm đến bảng chiều cao và cân nặng của trẻ để có thể hỗ trợ kịp thời nếu có bất thường nhé!
Điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn là con mình lớn lên mạnh khỏe. Trong những năm đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ tăng lên nhanh chóng. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng của trẻ để bố mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe và thể chất của con.
Bảng chiều cao, cân nặng bé gái
Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao – cân nặng của bé gái dưới đây:
Bảng chiều cao cân nặng bé trai
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai:
6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ
Khi hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của trẻ, bố mẹ sẽ có những định hướng rõ ràng hơn, từ đó có những phương pháp hỗ trợ phù hợp để trẻ cao lớn và khỏe mạnh.
1. Yếu tố di truyền
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di truyền là yếu tố tác động rất lớn tới sự phát triển thể chất của con người. Từ khi sinh ra, trẻ đã có đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố mẹ của mình.
Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển thể chất của trẻ có thể chịu ảnh hưởng khá lớn từ các yếu tố nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa trong cơ thể của bố mẹ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ tác động khoảng 23% lên sự phát triển chiều cao của trẻ.
2. Dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước của các bộ phận trên cơ thể mà còn làm trì hoãn tốc độ phát triển của trẻ khi đến tuổi dậy thì.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, quá trình phát triển thể chất của trẻ sẽ diễn ra chậm hơn. Ngược lại, khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ có phát triển kịp với tốc độ của những bạn đồng trang lứa. Do vậy, bố mẹ nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là canxi để con phát triển chiều cao.
3. Bệnh lý mãn tính
Một nhân tố khác có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thể chất của trẻ là các bệnh lý mãn tính hay những khuyết tật nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, những trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường nhẹ cân và thấp bé hơn so với những trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, sự phát triển về sinh lý và sức khỏe sinh sản của những trẻ này vào giai đoạn dậy thì cũng bị trì hoãn hoặc rối loạn.
4. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ
Bố mẹ và những người thường xuyên chăm sóc và trông giữ trẻ cũng góp phần quan trọng đối với sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và người thân có thể tác động tới cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
5. Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ thường xuyên căng thẳng thì có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là làm chậm quá trình phát triển các kỹ năng vận động của trẻ.
Hơn nữa, trong quá trình mang thai, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như sắt, canxi, DHA, axit folic để giúp trẻ củng cố sức đề kháng và phát triển hệ cơ xương tốt. Từ đó, trẻ sẽ có thể lớn lên khỏe mạnh và mắc ít bệnh tật.
6. Quá trình tập luyện thể thao
Hiện nay trẻ em có xu hướng sử dụng nhiều các thiết bị điện tử vào thời gian rảnh rỗi thay vì chơi đùa và luyện tập thể thao. Việc này có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển hệ cơ, xương khớp và hệ thần kinh của trẻ.
Do vậy, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động và tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao như đá bóng, chơi cầu lông, bơi lội, đạp xe… để con có cơ hội phát triển chiều cao. Hơn nữa việc tích cực vận động cũng giúp những trẻ thừa cân điều chỉnh được cân nặng của mình, hạn chế mắc các bệnh như tiểu đường hay tim mạch.
Bố mẹ cũng nên chú ý tới giấc ngủ của trẻ, vì việc thức khuya có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ. Những giấc ngủ sâu và đủ sẽ giúp hỗ trợ trẻ tăng cường mật độ xương, từ đó phát triển chiều cao.
Bên cạnh việc tạo điều kiện và hỗ trợ trẻ phát triển về thể chất, bố mẹ cũng nên quan tâm bồi dưỡng đời sống tinh thần và sự phát triển não bộ của con nhé! Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về bảng chiều cao, cân nặng của trẻ.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily