Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh da rắn là gì bạn đọc nhé!
1. Bệnh da rắn là gì?
Bệnh da rắn có biểu hiện là da thô ráp, bong tróc vảy, nổi hình trám màu nâu xám trông giống như da rắn. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở lưng, mông và tay chân. Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến thẩm mỹ. Trời càng lạnh, hanh khô thì da càng căng cứng, châm chích, thậm chí đau rát. Khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
2. Nguyên nhân bệnh da rắn
Phần lớn bệnh da rắn xảy ra là do di truyền. Chỉ một phần rất nhỏ là do tác động bên ngoài mà thôi. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào chữa được khỏi hẳn bệnh da rắn. Người bệnh chỉ có thể áp dụng một số biện pháp để khắc phục triệu chứng của căn bệnh này.
Bệnh da rắn là bệnh da liễu của mùa hanh khô. Khiến cho da bị bong vảy trắng, xuất hiện các vết nứt dọc ống tay, chân, trông giống như da rắn, có màu nâu xám.
3. Điều trị bệnh da rắn
Để giúp da bớt khô cứng, châm chích, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc da như sau:
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm nhằm ngăn ngừa mất nước da và phục hồi những thương tổn trên da. Để lựa chọn được đúng loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da, tránh kích ứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu. Một số loại kem bôi dưỡng ẩm khi bị bệnh da rắn là kem dưỡng da Cetaphil, Vaseline, Aquaphor,…
Dùng thuốc mỡ dưỡng ẩm
Nếu như da rắn nứt nẻ nhiều, da bị viêm đỏ, cảm giác đau rát thì cần dùng kem mỡ steroid trong khoảng 5 – 15 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự tìm mua thuốc bôi vì có thể làm mỏng da, teo da và nhiều rủi ro khác. Các loại thuốc steroid thường dùng cho bệnh da rắn là Hydrocortisone 1%, Pramosone 2.5%, Triamcinolone 0.1%,…
Nếu bệnh da rắn có kèm theo triệu chứng ngứa thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng histamin đường uống như Diphenhydramine, Hydroxyzine và Cetirizine. Nhằm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, dễ ăn, dễ ngủ hơn, không bị suy giảm sức đề kháng.
Bổ sung vitamin và nước khoáng
Cách nhanh nhất để ngăn chặn các triệu chứng bệnh da rắn phát tác mạnh mẽ hơn là cung cấp cho làn da đủ nước. Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần uống thật nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, nước có trong thực phẩm,…
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường vitamin trong chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin vừa giúp tăng sức đề kháng cho da, vừa hỗ trợ quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng hơn. Cần bổ sung các loại vitamin A, C, D, E. Ăn thật nhiều rau củ quả tươi như giá đỗ, cà chua, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ, bắp cải,…
Nhiều người cho rằng khi bị da rắn thì cứ ngâm mình trong nước là da sẽ mềm ra. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc ngâm mình trong nước lâu chỉ càng khiến cho làn da mất đi độ ẩm tự nhiên mà thôi. Nguy hại hơn là người bệnh ngâm mình trong bồn nước nóng, sẽ càng khiến cho triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Để cải thiện bệnh da cá, chỉ nên vệ sinh da nhẹ nhàng với nước mát và các loại sữa tắm chứa dược tính (theo tư vấn của bác sĩ da liễu). Không nên tắm bằng nước nóng, hạn chế tắm nước ấm. Khi tắm không được kỳ cọ mạnh, gãi hoặc cào lên da. Nên cố gắng tắm nhanh, thấm khô người rồi thoa kem dưỡng ẩm ngay.
Khi bị bệnh da rắn, làn da vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì thế, nên hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất. Nếu thực sự cần phải dùng hóa chất, như dùng nước lau sàn để dọn dẹp nhà cửa, hay công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thì cần đeo găng tay, đi giày cao su. Bảo vệ làn da của cơ thể an toàn hết sức có thể.
Đặc biệt, khi đi ra ngoài trời có ánh nắng thì cần mặc áo chống nắng, đội mũ nón và thoa kem chống nắng đầy đủ. Vào mùa lạnh thì cần giữ ấm cơ thể, tránh để gió lạnh tác động lên vùng da nhạy cảm.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh da rắn, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :