Bệnh Lupus ban đỏ thường gây ra những đặc điểm lâm sàng với mức độ ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Đôi khi vì những dấu hiệu mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với bệnh tự miễn khác nên sẽ gây khó khăn trong quá trình nhận biết và chẩn đoán. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu bệnh qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Tìm Hiểu Về Bệnh Lupus Ban Đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm vào chính mô và cơ quan lành tính trong cơ thể. Cho đến ngày nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ.
Khi mắc bệnh, có thể gây ra ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể như da, tế bào máu, khớp, não, tim… Tuy nhiên, đa số trường hợp bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều nhất đến da, gây ra những nốt phát ban trên cơ thể có màu đỏ và có thể thay đổi màu sắc. Sau khi lành, những mảng phát ban sẽ gây sẹo hoặc những vùng da sáng màu hơn vùng da lành.
Có những trường hợp, ngay từ khi sinh ra đã có xu hướng phát triển bệnh lupus ban đỏ, có thể do nguyên nhân là nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc hoặc cũng có thể do ánh sáng mặt trời.
Bệnh lupus ban đỏ là bệnh có tiến triển mãn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Cách điều trị chủ yếu là giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm lupus ban đỏ và điều trị sớm.
2. Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Lây Không?
Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Bệnh lupus ban đỏ mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác, có thể do yếu tố di truyền hoặc do tương tác môi trường gây ra những bệnh tự miễn. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý có tính truyền nhiễm, nên bệnh nhân và những người tiếp xúc gần có thể yên tâm rằng bệnh không lây lan cho các đối tượng khác.
Bệnh lupus ban đỏ sẽ tiến triển nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không phù hợp và bắt đầu tấn công vào các mô điển hình như da, thân, khớp, tim, phổi. Khi các cơ quan này bị tấn công, sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương và gây ra viêm nhiễm.
3. Dấu Hiệu Bệnh Lupus Ban Đỏ Như Thế Nào?
Mặc dù bệnh không lây lan, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ có thể tăng dần theo thời gian và vị trí gây bệnh. Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng bệnh lupus ban đỏ có ngứa không?
Triệu chứng lupus ban đỏ nổi bật nhất mà đa số những bệnh nhân thường gặp phải là cảm giác mẩn ngứa do phát ban. Khi các vùng da bị nổi mẩn đỏ, sẽ gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
Ngoài ra, bệnh lupus ban đỏ còn có biểu hiện ở hầu hết các cơ quan do đây là bệnh hệ thống. Những dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện một cách từ từ sau một khoảng thời gian hoặc có thể xuất hiện một cách đột ngột như sau:
Da: Vùng da sẽ nổi ban có màu đỏ, thường gặp nhất là ở mặt, cổ tay và bàn tay. Trong đó, một đặc điểm nổi bật của bệnh lupus đó chính là những hồng ban có hình dạng giống như cánh bướm ở mặt. Hầu hết những tổn thương trên da sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng.
Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, các sang thương ở phần giữa sẽ bị teo lại, hoặc có dạng bọng nước. Nếu xuất hiện trong niêm mạc miệng sẽ rất dễ gây ra lở loét nhưng không gây ra cảm giác đau đớn. Đồng thời, tóc bị yếu đi, ngả màu vàng và dễ gãy rụng.
Phổi: Người bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến phổi có thể dẫn đến những triệu chứng của viêm màng phổi, viêm phổi, hoặc cũng có thể gây ra tình trạng suy hô hấp.
Tim: Bệnh gây ảnh hưởng đến tim sẽ có những triệu chứng xuất hiện như khó thở, vùng ngực có cảm giác đau, tương tự như bệnh viêm cơ tim. Có những trường hợp, nếu không được điều trị sớm có thể gây suy tim rất nguy hiểm.
Khớp: Một biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng viêm khớp, khiến bệnh nhân có cảm giác sưng đau ở khớp và hạn chế vận động.
Máu: Bệnh nhân bị lupus ban đỏ thường gặp phải tình trạng thiếu máu với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy trường hợp, khiến da xanh xao, môi tái nhợt, dễ bị chóng mặt, choáng váng khi gắng sức. Thông qua xét nghiệm có thể cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều có chỉ số giảm.
Thận: Lupus ban đỏ có thể dẫn đến viêm thận, suy thận với những dấu hiệu điển hình là nước tiểu đục màu, có lẫn máu, toàn thân bị phù nề, huyết áp tăng cao. Thông thường bệnh nhân sẽ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và sinh thiết thận để xác định tình trạng.
Tâm thần kinh: Một số trường hợp bệnh lupus có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh khiến bệnh nhân bị rối loạn phương hướng, trí nhớ suy giảm, giảm tri giác. Thường gây ra tình trạng đau đầu ở mức độ nghiêm trọng, co giật, nhất là khi bệnh nhân có dùng corticoid trong thời gian dài để trị bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ sẽ gây ra những biểu hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng theo từng giai đoạn như sau:
Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu: Gây ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ có những cảm giác như người mệt mỏi, bắt đầu gặp một số vấn đề ở các cơ quan, nhất là ở khớp, da.
Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn toàn phát: Sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình, những cơ quan khác ngoài da, khớp sẽ bắt đầu bị viêm như phổi, thận, tim.
Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối: Đây là mức độ nặng nhất,gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, thận, não bộ và sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.
4. Điều Trị Bệnh Lupus Ban Đỏ
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bệnh lupus ban đỏ không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, để ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh. Tuỳ theo mức độ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như giải quyết những vấn đề liên quan đến cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng bởi bệnh.
Bệnh nhân không ngăn ngừa những yếu tố gây bệnh bằng cách chú ý những vấn đề ngoài việc kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, nên có phương pháp bảo vệ như mặc đồ dày, bôi kem chống nắng.
- Khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể gây ra tình trạng kích ứng, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
- Nên hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh.
- Cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Bệnh lupus ban đỏ là bệnh có dấu hiệu nhận biết thường khó phân biệt dễ gây nhầm lẫn, vì thế để xác định chính xác cần thông qua các xét nghiệm lupus ban đỏ giúp xác định mức độ của bệnh và có phương pháp điều trị kiểm soát tốt bệnh, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Nguồn tham khảo: