Bệnh zona thần kinh là một loại bệnh ngoài da nhưng có tổn thương gốc ở dây thần kinh. Bệnh có thể gây ra những tổn thương đau đớn cho người bệnh nếu không được điều trị sớm. Medplus sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh zona thần kinh cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Bệnh Zona Thần Kinh Là Gì?
Bệnh zona thần kinh hay bệnh zona, bệnh “giời leo” là một một loại bệnh nhiễm trùng da phổ biến do virus gây bệnh thủy đậu Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV) gây nên. Người mắc bệnh thủy đậu sau khi đã điều trị khỏi thì Varicella-Zoster Virus vẫn cư trú tại các hạch thần kinh trong cơ thể nhưng không gây bệnh. Chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, cơ thể suy nhược hoặc có các sang chấn tinh thần,…thì Varicella-Zoster Virus sẽ tái hoạt động. Chúng nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, khiến cho vùng da tại khu vực dây thần kinh đó bị tổn thương và gây nên bệnh Zona thần kinh. Tùy vào mức độ của bệnh mà thời gian bệnh có thể kéo dài, thông thường khoảng 2-3 tuần. Đặc biệt, bệnh zona thần kinh có thể tái phát trong những điều kiện thuận lợi, đối với người từng nhiễm Varicella-Zoster Virus.
2. Bệnh Zona Thần Kinh Có Nguy Hiểm Không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nguy cơ xảy ra biến chứng cũng như thể trạng của từng bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh thường sẽ khỏi bệnh sau chưa đầy một tháng và không để lại biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên, với một số trường hợp người bệnh do không tuân thủ việc điều trị, khiến tình trạng bệnh nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, mất thị lực, đau dây thần kinh, hội chứng Ramsay Hunt, thậm chí có thể gây nên viêm phổi, viêm gan, viêm não,…đe dọa đến tính mạng.
3. Zona Thần Kinh Có Lây Không?
Có Bệnh zona thần kinh có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đó hoặc chưa tiêm vắc-xin thủy đậu. Khi tiếp xúc với những vết mụn nước trên cơ thể người bệnh thì những người chưa từng mắc thủy đậu sẽ bị nhiễm virus Varicella-Zoster và có nguy cơ phát bệnh thủy đậu trước sau đó mới có thể bị zona.
Đối với những người đã từng mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị lây bệnh zona từ người khác.
Những người đã tiêm vắc-xin thủy đậu hay tiêm phòng ngừa zona vẫn có thể mắc bệnh do hệ miễn dịch suy giảm khi dùng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ cá nhân,…với người bệnh.
Bệnh zona thần kinh sẽ không lây nhiễm khi các mụn nước đã khô và tróc vảy.
4. Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh
Một số dấu hiệu của bệnh zona phổ biến hiện nay như:
- Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, dần dần chúng hình thành các mụn nước nhỏ hoặc to dần. Tập trung thành từng cụm dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.
- Những nốt mụn nước này ban đầu thường có dịch trong, sau đó đục dần, hóa mủ và vỡ ra. Sau đó khô và đóng vảy. Khi bong vảy có thể để lại những vết sẹo trắng cho người bệnh.
- Khi mắc zona cảm giác ngứa ngáy sẽ xuất hiện, thậm chí là đau rát âm ỉ tại vùng da bị tổn thương.
Tùy vào từng vị trí zona xuất hiện cũng như tình trạng bệnh mà người bệnh có thể có thêm các triệu chứng khác như: ù tai, khó nghe, đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết, sốt, đau người, cơ thể mệt mỏi…
5. Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh
Cách chẩn đoán bệnh zona
- Kiểm tra và thăm khám lâm sàng ở trước và sau tai của bệnh nhân thấy xuất hiện những nốt hạch nhỏ. Da ống tai ngoài đỏ, dày, có nhiều mụn nước.
- Đo thị lực đồ kém tiếp nhận, màng nhĩ sưng huyết đỏ.
- Các mụn nước trên da có thể bị bội nhiễm khiến tình trạng viêm tấy bị lan ra cả ống tai ngoài, sụn vành tai,…
- Các chẩn đoán bệnh zona thần kinh chủ yếu dựa vào diễn biến và triệu chứng lâm sàng như đau, mụn nước xuất hiện tại vùng các dây thần kinh, một bên.
6. Cách Phòng Ngừa Zona Thần Kinh
Để phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế lây lan cho người khác thì người bệnh nên thực hiện những điều sau:
- Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu giúp bạn giảm nguy cơ mắc zona thần kinh.
- Có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất, hạn chế khả năng virus phát bệnh.
- Khi bị zona thần kinh tuyệt đối không gãi hay chà xát lên vùng da có mụn nước. Điều đó sẽ tránh các vết mụn nước này bị vỡ và gây nhiễm trùng.
- Vùng da bị zona cần được vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc rửa chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý loãng.
- Khi bôi thuốc hoặc chăm sóc vùng da bị zona nên sử dụng bông tăm. Sau đó, vẫn cần rửa sạch tay để tránh lây lan sang những vùng khác.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác. Đặc biệt là những người chưa tiêm phòng thủy đậu, người chưa mắc thủy đậu, trẻ em, phụ nữ có thai,…
- Nghỉ ngơi tại nhà, tránh làm việc căng thẳng hoặc vận động mạnh.
- Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để sức khỏe hồi phục nhanh, tăng đề kháng.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Bệnh zona ngoài da mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan và coi nhẹ bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc zona thần kinh người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đây hy vọng Songkhoe.Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về zona cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn tham khảo: