Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Mách bạn cách làm NƯỚC HOA KHÔ không lo dị ứng

nước hoa khô

Khi tự làm nước hoa khô tại nhà, bạn vừa tránh được những chất gây kích ứng vừa có hương thơm thoang thoảng suốt ngày dài. Nếu thường dị ứng với nước hoa dạng lỏng, bạn có thể thử loại nước hoa thân thiện với sức khỏe này.

Nước hoa khô là gì? Nước hoa khô là một dạng nước hoa giúp bạn lưu mùi hương yêu thích của mình ở thái rắn thay vì ở dạng lỏng thông thường với ethanol và nước. Đa số các sản phẩm nước hoa này được chế tạo bằng cách trộn tinh dầu nước hoa với sáp được nấu chảy. Sản phẩm cuối cùng thường sẽ được bảo quản trong các hộp thiếc nhỏ.

Nước hoa khô tuy không có hương thơm nồng nàn, quyến rũ như những loại nước hoa dạng lỏng khác nhưng lại không chứa những chất gây dị ứng cho da. Bạn có thể tự làm nước hoa khô tại nhà để có được đúng hương thơm mình muốn mà lại không sợ những nguy cơ sức khỏe từ những loại nước hoa dạng lỏng.

Lợi ích của nước hoa khô

 

Nước hoa khô không những mang đến nhiều lợi ích sức khỏe mà cũng rất tiện lợi và tiết kiệm. Một số lợi ích của nước hoa khô có thể kể đến là:

• Thích hợp mang đi du lịch: Khi đi du lịch và đặc biệt là khi đi bằng máy bay, bạn rất khó mang theo các loại mỹ phẩm theo mình. Thế nhưng, nước hoa khô lại khá nhỏ gọn và không dễ bị đổ hay rò rỉ. Vậy nên, bạn có thể mang theo nước hoa khô khi đi du lịch thay vì phải lo lắng về việc bảo quản chai nước hoa dạng lỏng dễ đổ vỡ.

• Nước hoa khô không có cồn: Rất nhiều loại nước hoa lỏng có chứa cồn để sản phẩm có thể bay hơi và khô nhanh sau khi xịt. Thế nhưng nước hoa khô không cần có cồn hay các chất dễ gây kích ứng khác nên sẽ an toàn cho sức khỏe làn da hơn.

• Nước hoa khô rất tiện lợi: Nước hoa khô thường rất nhỏ gọn nên bạn có thể mang vật dụng này đi bất cứ đâu để dùng khi cần. Việc dùng nước hoa khô ở nơi công cộng cũng dễ dàng hơn so với khi dùng các chai nước hoa lỏng.

• Mùi hương dễ chịu: Nước hoa khô rất phù hợp cho những ai thích liệu pháp mùi hương và thích trộn các loại tinh dầu khác nhau. Bạn có thể tự làm nước hoa khô mùi oải hương để dùng mỗi khi đau đầu hoặc trộn nhiều loại tinh dầu với nhau để cải thiện tình một bệnh lý nào đó mình đang mắc phải.

• Không ảnh hưởng tới người khác: Mùi nước hoa dạng lỏng đôi khi có thể quá mạnh và khiến mọi người xung quanh khó chịu, đặc biệt là khi bạn xịt nước hoa ở nơi công cộng. Tuy nhiên khi dùng nước hoa khô, bạn sẽ không lo tình trạng này xảy ra.

• Ít phí nước hoa: Khi dùng nước hoa dạng xịt, bạn có thể lãng phí nhiều nước hoa vì các tia nước thường đi theo nhiều hướng mà không tập trung vào da bạn. Thế nhưng, nước hoa khô thường được xức trực tiếp lên da nên không bị thất thoát. Hơn nữa, nước hoa khô không chứa nước nên không bay hơi và giữ mùi lâu hơn.

Cách làm nước hoa khô

nuoc hoa kho 1 - Medplus

 

Có rất nhiều công thức làm nước hoa khô bạn có thể áp dụng để tự tạo cho mình mùi hương ưa thích. Nếu chưa có công thức yêu thích, bạn có thể tham khảo cách tự làm nước hoa khô tại nhà như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều loại tinh dầu khác nhau bên cạnh những nguyên liệu và dụng cụ cơ bản như sáp ong, cốc thủy tinh, hộp đựng thành phẩm…

  • Hộp đựng sạch
  • Cốc thủy tinh chịu nhiệt và cốc nhựa
  • Que khuấy thủy tinh
  • Bếp
  • Nồi cách thủy
  • 5g sáp ong
  • 4 giọt tinh dầu cỏ hương bài
  • 2 giọt tinh dầu hoắc hương
  • 10 giọt tinh dầu trầm hương
  • 5 giọt tinh dầu cam
  • 5 giọt tinh dầu hoàng đàn
  • 15ml dầu jojoba.

Các bước thực hiện

Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tiến hành theo các bước sau.

– Cho 5g sáp ong vào cốc thủy tinh, bỏ cốc thủy tinh vào nồi rồi đổ nước vào nồi sao cho nước ngập khoảng 1/3 cốc.

– Bật bếp đun cách thủy sáp ong cho đến khi sáp ong chảy ra. Bạn lưu ý không đậy nắp nồi khi đun để tránh hơi nước từ nắp nồi chảy xuống sáp ong.

– Sau khi sáp ong tan chảy hoàn toàn, bạn tắt bếp và đợi cho sáp nguội bớt.

– Thêm 2 giọt tinh dầu hoắc hương, 4 giọt tinh dầu cỏ hương bài, 10 giọt tinh dầu trầm hương, 5 giọt tinh dầu cam và 5 giọt tinh dầu hoàng đàn vào cốc nhựa rồi dùng que thủy tinh khuấy đều.

– Đổ hỗn hợp tinh dầu vừa khuấy vào cốc thủy tinh đựng sáp ong trong nồi. Bạn lưu ý không nên cho tinh dầu vào sáp ong khi sáp còn quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để sáp quá nguội vì sáp nguội không thể hòa tan tinh dầu. Bạn nên đợi nhiệt độ sáp ong giảm xuống còn khoảng 50ºC là vừa phải.

– Khi đã hòa tan tinh dầu vào sáp ong, bạn cẩn thận nhấc cốc thủy tinh khỏi nồi chưng cách thủy và đổ hỗn hợp vào lọ đựng đã chuẩn bị.

– Để hỗn hợp trong hộp khoảng 3 – 5 phút để sản phẩm đông lại thành sản phẩm cuối cùng.

Cách sử dụng nước hoa khô

nuoc hoa kho 2 1 - Medplus

Để sử dụng nước hoa khô, bạn có thể dùng ngón trỏ chà lên bề mặt nước hoa theo vòng tròn. Lực ma sát và nhiệt độ sẽ làm tan lớp sáp trên cùng một chút để bạn lấy được mùi hương trên ngón tay của mình. Sau đó, bạn nhẹ nhàng chấm nhẹ nước hoa vào các điểm mình thường xịt nước hoa như cổ tay, mặt trong của bắp tay, xương đòn, sau gáy.

Khác với nước hoa dạng xịt, mùi hương của nước hoa khô không phát tán nhanh trong không khí. Tuy nhiên, mùi hương của loại nước hoa này lưu lại lâu hơn và tỏa hương rộng hơn. Sáp và dầu trong nước hoa khô sẽ lưu lại mùi hương trên da lâu hơn cồn và nước trong các loại nước hoa lỏng khác. Điều này có nghĩa là nước hoa khô có thể giúp bạn thơm thoang thoảng suốt cả ngày.

Nếu biết cách tự làm nước hoa khô tại nhà, bạn có thể lưu hương thơm yêu thích trên cơ thể mà không sợ cồn hay các chất gây kích ứng cho da khác. Bạn có thể tự do lựa chọn những thành phần lành tính và đúng sở thích để có sản phẩm cuối cùng thật ưng ý nhé.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách làm nước hoa khô tại nhà. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.
Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: How to Know If Your Perfume Is Poisoning You

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *