Theo tài liệu Đông Y: Củ Nần nghệ có vị đắng chát, mùi thơm nồng, tính bình. Tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol trong máu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Nần nghệ, Củ nần, Nần vàng, Râu hùm.
- Tên khoa học: Dioscorea collettii Hook. f.
- Họ: Củ nâu ( Dioscoreaceae. )
2. Mô tả cây
Nguồn gốc cây
- Cây thuốc Nần Nghệ đã được Tiến sỹ lương y Nguyễn Hoàng tìm ra từ những năm đầu thập kỷ 70 của Thế kỷ trước, qua gần 40 năm nghiên cứu và phát triển, cùng với sự cộng tác tích cực các thầy thuốc ở BV Hữu nghị Việt Xô và nhiều cộng sự tại bộ môn Dược liệu, Dược học cổ truyền, Dược lý… của Đại học Dược Hà Nội,
Mô tả
- Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối đạt tới đường kính 20cm. Thân khi sinh quấn trái. Lá đơn mọc so le, cuống lá dài bằng phiến, phiến lá hình tim, dài 6 – 10cm rộng 5 – 9cm, 7 gân, 3 gân giữa tới đỉnh lá.
- Hoa đực không cuống. Bao hoa 6 bộ phận bằng nhau hàn liền ở gốc, 6 thùy hình tam giác, đỉnh tròn, 3 nhị sinh sản, chỉ nhị chi đôi hình cái nạng, mỗi nhánh mang một số phấn, 3 nhị lép, hình dùi. Cụm hoa cái chùm, dài 15 – 30cm. Hoa cái có 2 lá bắc.
- Thân rễ dưới đất, tháng 2 – 3, mọc thân khí sinh, tháng 5 – 6 ra hoa kết quả và tàn vào tháng 11 – 12.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Việt Nam: Cây sống ở vùng đồi núi cao nguyên Mộc Châu, Hà Giang, Hòa Bình.
- Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma.
Thu hoạch
- Thu hoạch sau 1 năm trồng
Bộ phận dùng
- Củ nần là bộ phận được dùng làm thuốc
Chế biến
- Người dân đào củ về đen rửa sạch đất cát, thái thành từng miếng mỏng phơi khô để dùng, hoặc có thể để nguyên củ tươi dùng dần (Củ nần tươi để được khá lâu).
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong suốt hơn 40 năm nghiên cứu, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng cùng cộng sự tại trường Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu thành phần hoạt chất có trong Nần nghệ lấy từ vùng Mộc Châu, Sơn La.
- Kết quả xác định, trong Nần nghệ có chứa Saponin. Trong đó chủ yếu là loại Spirostano sapogenin được cấu tạo từ 2 phần chính:
- Phần Genin là Diosgenin có tính ưa dầu
- Phần đường là: glucose và rhamnose có tính ưa nước
- Khi Saponin vào máu sẽ lôi kéo được mỡ máu thừa nhờ genin có tính ưa dầu. Bên cạnh đó, phần ưa nước là các phân tử đường sẽ hòa hợp cùng huyết tương để đưa mỡ dư thừa đến những nơi cần chuyển hóa và đào thải nhanh hơn.
B. Tác dụng dược lý
Để chứng minh hiệu quả của dược liệu nần nghệ thực tế hơn, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng cùng với các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm “cao chiết Nần nghệ” trên lâm sàng.
- Từ cao chiết Nần nghệ sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid. Kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy:
- Tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường
- Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần).
- Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Như vậy, nghiên cứu dược lý cho thấy Nần nghệ có tác dụng:
- Hạ mỡ dư thừa có trong các cơ quan nội tạng, gan, máu.
- Giúp người bệnh điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp.
- Phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Đặc biệt không gây tai biến và tác dụng phụ.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Củ Nần nghệ có vị đắng chát, mùi thơm nồng, tính bình
Qui Kinh
- Vào kinh can, thận.
Công năng
- Giải độc, tiêu thũng, tản ứ chỉ thong, khu phong trừ thấp
- Kiện tỳ vị
- Hạn chế tích mỡ trong máu
- Hạ mỡ máu và gan nhiễm mỡ
Công Dụng
- Đau xương khớp do phong thấp, đau lưng gối, viêm đường tiết niệu, bạch đới, rắn cắn. Còn có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ huyết áp.
- Điều trị gan nhiễm mỡ, Điều trị huyết áp cao, Kháng viêm khớp
- Điều trị những người mỡ trong máu cao, rối loạn chuyển hóa lipid.
Lưu Ý
- Chưa có thông tin độ an toàn của củ nần với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, do vậy hai đối tượng trên không nên sử dụng.
Liều dùng
- Ngày 2-4 g, dạng thuốc sắc
Bài thuốc sử dụng
Bài thuốc sử dụng
- Lấy khoảng 15g củ nần khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy khoảng 300ml nước uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất
Ngoài ra, Củ nần có thể dùng sắc uống hoặc nấu thành dạng cao để sử dụng. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam