Trẻ bị lao phổi có sao không? Nguyên nhân trẻ lao phổi
Trẻ bị lao phổi có sao không?
Trẻ bị lao phổi là tình trạng trực khuẩn lao xâm nhập vào phổi của trẻ và gây ra bệnh lí nghiêm trọng cho sức khỏe. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh này khá cao, khoảng 80-85% tổng số ca bệnh về lao do tính lây lan mạnh mẽ. Cụ thể hơn, bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc (nói, hắt hơi, ho, hay khạc nhổ). Từ đó, vi khuẩn lao được phát tán trong không khí, xâm nhập qua đường máu hay bạch huyết vào cơ quan nội tạng.


Nguyên nhân trẻ bị lao phổi
Theo các bác sĩ và chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi là do sự xâm nhập của trực khuẩn lao vào phổi. Thông qua đường tiếp xúc bình thường hoặc sự phát tán của chúng trong không khí nhờ sản phẩm của người mắc bệnh (khạc nhổ). Từ đó, trẻ có thể hít phải loại vi khuẩn này. Chúng sẽ đi vào cơ quan nội tạng thông qua máu và bạch huyết và gây bệnh ở phổi.
Cách chăm sóc cho trẻ bị lao phổi
Dưới đây là phương pháp chăm sóc cho trẻ khi bị lao phổi:
[elementor-template id="263870"]
- Lập tức cho con và người chăm sóc đeo đồ bảo hộ (khẩu trang, găng tay,..)
- Đưa trẻ đến bệnh viện
- Hạn chế tiếp xúc gần với trẻ, nếu có phải có đồ bảo hộ.
- Vệ sinh, khử trùng nhà cửa
- Tránh cho nhiều người vào thăm nuôi bé
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, cho bé uống thuốc đúng giờ
- Thường xuyên vệ sinh họng, mũi của bé bằng nước muối
- Nhắc nhở bé và người chăm sóc rửa tay bằng xà phòng
- GIữ vệ sinh cơ thể
- Cung cấp dinh dưỡng hợp lí
- Tránh ép con ăn nhiều hoặc để bé bỏ bữa
- Nghe tư vấn của bác sĩ để có phương án xử lí chất thải của con đúng cách
Trẻ bị lao phổi khi nào cần đi khám?
Ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm nhằm kiểm tra tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi đến nơi đông người như bệnh viện, cần cho bé mang đồ bảo hộ (khẩu trang, găng tay,..) để tránh lây lan mầm bệnh cho nhiều người khác. Ngoài ra, hạn chế để con khạc nhổ ngoài đường, hãy cho trẻ khạc vào bọc nylon và xử lí theo đúng phương pháp an toàn.
Phòng ngừa lao phổi cho trẻ
Dưới đây là các gợi ý về biện pháp phòng ngừa lao phổi cho trẻ mà cha mẹ nên tham khảo:
- Vệ sinh, khử khuẩn môi trường làm việc, môi trường sống thường xuyên
- Hạn chế để con đến nơi đông người có dịch bệnh hoành hành
- Nhắc nhở con đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người lạ, người mắc bệnh
- Tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ đầy đủ: Đây được xem là phương pháp phòng bệnh đơn giản, an toàn nhất.
- Tạo chế độ sinh hoạt phù hợp: ăn – ngủ đúng giờ, vệ sinh cá nhân đúng cách,..
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao đề kháng
- Tạo chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng chống chọi với bệnh.
Thực đơn cho trẻ bị lao phổi
Đối với trẻ mắc bệnh, dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị và phục hồi. Cha mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm dưới đây để cung cấp cho con chế độ ăn hợp lí.
Những loại thực phẩm trẻ cần bổ sung
- Thực phẩm giàu vitamin A, E, C: xoài; cà chua; cam; gan động vật; thịt bò; cá biển;..nhằm tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thực phẩm giàu vitamin K, B6: gan, rau xanh, thịt gà, khoai tây, các loại đậu,.. tăng khả năng hấp thụ của cơ thể.
- Thực phẩm giàu kẽm: hàu, sò, đậu Hà Lan, củ cải, đậu tương,.. giảm cảm giác chán ăn, tăng hiệu suất hấp thụ và hệ miễn dịch
- Thực phẩm chứa sắt: các loại thịt đỏ, súp lơ, lòng đỏ trứng, nấm hương,… tái tạo và sản sinh tế bào máu, hạn chế các bệnh về nhiễm trùng, tim mạch.
Thực phẩm cần kiêng
- Thực phẩm cay nóng: bột hạt cải, gừng, ớt,..khiến tình trạng ho trầm trọng hơn, cụ thể là khạc đờm ra máu.
- Rau chứa nhiều axit oxalic: rau chân vịt,..giảm khả năng hồi phục và gây thiếu canxi
- Trà hay cà phê đậm đặc: gây rối loạn thần kinh, sốt kéo dài
- Mộc nhĩ: cản trở quá trình đông máu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lao phổi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lao phổi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo