Bánh phồng tôm là món ăn nhẹ quen thuộc của nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Bánh được chiên giòn, xốp, thơm nhẹ mùi hải sản, là trợ thủ đắc lực của nhiều bà nội trợ để tạo nên những bữa ăn đa dạng, hấp dẫn. Thay vì mua ngoài hàng quán thì bạn có thể làm ngay tại nhà với công thức chuẩn Medplus dưới đây.
Bí quyết cho món bánh phồng tôm ngon chuẩn vị
Cách chọn mua nguyên liệu
Khi mua tôm bạn nên quan sát kỹ. tôm tươi ngon phải có phần thân săn chắc, vỏ cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng hoặc đen. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng và chân vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
Mẹo làm bánh phồng tôm thêm ngon
- Khi chiên nếu để lửa quá lớn thì bánh chưa kịp chín phồng thì đã bị cháy nâu rồi. Do đó khi bạn chiên nên để lửa vừa nhé. Nếu chiên bánh khi dầu chưa sôi hoặc lửa quá nhỏ sẽ làm bánh bị quắt lại, khi đó bánh đã bị chai.
- Bạn nên thực hiện công đoạn nhào bột thật kỹ. Hỗn hợp trứng, tôm và bột luôn phải mịn, nhuyễn thì bột bánh mới ngon.
- Khi nêm gia vị cho bánh nên cho một lượng nhỏ nếu không bánh sẽ bị mặn.
- Khi se bột thành hình trụ nên se đều và chắc tay để bánh không bị tồn tại bọt khí bên trong. Nếu bánh bị se không chắc tay sẽ có những lỗ nhỏ li ti hoặc rỗ bánh không đẹp mắt.
- Nếu đã làm bột xong mà không có nắng thì cứ bảo quản bột trong tủ lạnh. Khi nào có nắng thì đem phơi không sao đâu các mẹ nhé.

Những lưu ý về món bánh phồng tôm
Cách thưởng thức và bảo quản bánh phồng tôm
- Bánh phông tôm có thể chiên lên ăn vặt lai ra hoặc làm món ăn kèm với gỏi cũng rất tuyệt.
- Khi bánh đã làm mà chưa sử dụng hết, bạn có thể sử dụng lót giấy báo xuống đáy túi ni lông rồi cột kín miệng túi, giấy báo sẽ giúp bạn hút ẩm.
Bộ phận nào của tôm không nên ăn?
- Vỏ
Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là kitin. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
- Đầu
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
- Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe. Bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Một số thực phẩm không được ăn cùng tôm
- Cà chua
Cà chua là một trong số những thực phẩm không nên ăn cùng tôm. Bởi khi ăn chung với cà chua sẽ sinh ra 1 hợp chất, rất có hại cho sức khỏe. Nhẹ thì dị ứng ngộ độc, nặng thì mất mạng như chơi. Tốt nhất là mọi người nên tránh.
- Táo đỏ
Táo đỏ rất giàu vitamin, khi ăn với tôm khiến cơ thể suy nhược, gây dị ứng, ngộ độc. Nếu số lượng quá lớn có thể đe dọa tính mạng.
- Đậu nành
Trong đậu nành rất nhiều protein, nó có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, không nên kết hợp chung với nhau kẻo sinh ra khó tiêu hoặc gặp vấn đề về dạ dày.
- Bí đỏ
Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận trạng dương…
Nếu các mẹ kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ, có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người.
- Các loại nước ép hoa quả tươi
Nước ép hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Vì vậy nếu vừa ăn tôm vừa uống nhiều loại nước này có thể dẫn tới hiện tượng ngộ độc vitamin C hoặc tiêu chảy.
Mẻ bánh phồng tôm vậy là đã hoàn thành rồi, chị em bắt tay vào làm liền để cả nhà lai rai cuối tuần nhé! Và đặc biệt hơn, bạn có thể sáng tạo được những hương vị thơm ngon hơn những chiếc bánh có sẵn nữa đó. Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Đừng quên ghé Medplus thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn về tôm:
- Cách làm gỏi bầu tôm ngọt mát giải ngán cho cả nhà
- Chia sẻ cách nấu lẩu tôm hùm cho cả nhà quây quần ngày cuối tuần
- Học làm tôm tít rang me lạ miệng chống ngán cho cả nhà
Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ công thức làm bánh phồng tôm tuyệt ngon ngay tại nhà
Ingredients
- 500g tôm
- 500g bột năng
- 2 lòng trắng trứng
- 1 muỗng đường phèn
- 2 tép tỏi nhỏ
- 5 nhánh hành lá
- Muối, tiêu trắng xay nhuyễn, bột ngọt
- Một miếng vải thưa để gói bánh
Instructions
Sơ chế nguyên liệu
- Tô rửa sạch, bóc vỏ tôm, bỏ phần đầu và đuôi tôm, chỉ lấy phần thịt. Lược bỏ phần chỉ đen sau lưng tôm. Lấy một chút muối chà cho tôm trắng mình rồi rửa lại thật sạch, lấy khăn khô ngấm cho báo bớt nước. Lưu ý là lột lớp màng đỏ ngoài thân tôm luôn nhé.
- Đập dập phần thịt tôm, cho tôm vào trong cối rồi cho thêm vào một ít tỏi và hành khô giã nhỏ, thêm gia vị tiêu, bột nêm, muối. Thực hiện giã nhuyễn.
Cách thực hiện
Làm bột bánh
- Cho lòng trắng trứng và bột năng vào trong một cái tô rồi thực hiện nhào nặn, cho thêm phần tôm đã sơ chế ở bước 1 vào rồi nhào thật đều với nhau.
- Nhào bột cho đến khi thấy hỗn hợp dính với nhau thành một hỗn hợp đều và không còn dính.
- Sau công đoạn nhào bột, cho bột ra mặt phẳng đã áo một lớp bột khô để bột không bị dính. Lấy phần bột trong tô nhào lại một lần nữa cho đều rồi se bột thành một hình trụ dài, tròn có đường kính tùy thích theo kích thước chiếc bánh bạn muốn. Tuy nhiên lưu ý trong quá trình chiên bánh sẽ nở phồng lên rất nhiều lần, bạn nên để bánh khoảng 5cm đường kính là ổn.
Hoàn thành công đoạn làm bánh
- Cho khối bột hình trụ vào hấp cách thủy trong nồi khoảng 1 tiếng cho bột chín rồi lấy ra cho nguội.
- Cho khối bột đã nguội vào tut lạnh, ủ khoảng 5 – 6 tiếng cho bột chắc trở lại, dùng dao bén và thực hiện cắt đều tay với lát mỏng cho hết bột nhằm tạo hình cho những chiếc bánh phồng.
- Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn cắt bánh thì đem bánh xếp ra dưới trời nắng và phơi bột cho thật khô sau đó cất vào túi bóng bảo quản.
Chiên bánh
- Lấy bánh phồng đã phơi nắng khô, bắc chảo lên bếp cho nóng và khô bề mặt chảo.
- Đổ dầu vào chảo đủ để ngập mặt bánh, để cho dầu thật nóng.
- Dầu sôi hạ lửa nhỏ, thả bánh vào từ từ cho bánh phồng lên xung quanh thì lật sang mặt bên kia cho bánh chìm hoàn toàn trong dầu nóng. Khi bánh đã nở hoàn toàn và có màu chuyển sang hơi vàng thì vớt bánh ra ngay. Không để quá lâu bánh sẽ cháy và chuyển sang màu nâu khi ăn có vị đắng nhé.
- Vớt bánh để trên rổ có lót giấy thấm dầu hoặc khăn giấy để bánh ráo bớt dầu nhé.
