Cỏ trói gà hay còn được gọi là cỏ tỹ gà, trường lệ, mao cao thái,… có công dụng làm thuốc trấn kinh, giảm co giật, chữa ho gà, rắn rết cắn. Thuốc sát trùng, an thần, sáng mắt (cả cây). Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cỏ trói gà hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Cây bắt ruồi; Cỏ trói gà; Bèo đất; Cỏ tỹ gà; Trường lệ; Mao cao thái
Tên khoa học: Drosera burmanni Vahl
Họ: Droseraceae (Bắt ruồi)
Đặc điểm dược liệu
Cỏ trói gà cao 5-30cm có 1-3 thân không mang lá, nhẵn và gầy, mang hoa ở ngọn.
Lá cỏ trói gà nhiều, mọc thành vành ở gốc dài 12mm, rộng 4mm, trên có phủ những lông hạch ở đỉnh, phía dưới có những lông mềm dính với nhau ở phía dưới, không có hạch ở đỉnh.
Hoa cỏ trói gà có màu trắng hoặc hồng, mọc một bên, thành chùm hình bọ cạp dài 1-6cm, mọc ở đầu thân.
Quả cỏ trói gà nang 5 van, có nhiều hạt .
Mùa ra hoa, quả của cỏ trói gà : tháng 5-7
Bộ phận dùng
Toàn cây cỏ trói gà là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
Thu hái và chế biến
Hái toàn cây về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô mà dùng.
Phân bố
Mọc hoang ở những nơi đất ẩm ở nước ta, nhiều ở vùng Phổ Yên (Thái Nguyên), Vinh (Nghệ An), Thanh Hoá. Còn mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Úc.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Cây Drosera burmanni chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng cây Drosera rotundifolia L., cùng chi khác loài đã được nghiên cứu và sử dụng. Trong lá tươi của cây Drosera rotundifolia L. (chưa thấy ở nước ta) người ta đã lấy được 2 – metyl – 5 – oxy 1-4 naphtoquinon có tính chất gây đỏ, chất droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquincm. Ngoài ra người ta còn thấy glucoza và một chất màu vàng.
Tính vị
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Quy kinh
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
Năm 1958-1959, Bệnh viện Vinh dùng làm thuốc chữa ho gà, chữa ho, dùng dưới dạng rượu thuốc, sirô, thuốc hãm hay thuốc cao.
Cách dùng và liều lượng
Cây Drosera rotundifolia L. ở các nước được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa ho gà, dùng dưới hình thức cồn 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 giọt. Có thể tăng hơn. Có thể dùng dưới dạng cao (viên 0,05g).
3. Cây cùng loại
Tại Thanh Hoá có cây cũng gọi là cỏ trói gà, hay mồ côi đã được xác định là cây Drosera indica L. hay D. finloysonniana Wall, cùng họ. Đây là một loại cỏ nhỏ cao 4cm-40cm, thân như sợi chỉ có lông hạch. Lá hình sợi chỉ dài 4-10cm, rộng 1-2mm, lông dài bằng chiều rộng của lá, có nhiều ở đầu lá, khi cong cuốn lại. Hoa trắng hoặc hơi tím hồng mọc thành chùm dài 6-20cm tận cùng ở đầu thân. Có lông hạch nhỏ. Quả nang dài 5mm, rộng 4mm, mở theo 3-4 van. Hạt rất nhỏ có đường chạy dọc. Mọc khắp ở Việt Nam, có thấy cả ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin. Có nơi ở Thanh Hóa, ngâm cây này trong 3 phần rượu để chữa chai chân có tác dụng làm mềm và bong các chai đó ra.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây cỏ trói gà cần lưu ý: Không tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn của các y bác sĩ
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: