Bị cường giáp có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc phải bệnh cường giáp thường vô cùng hoang mang và lo lắng bệnh tình chuyển biến xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Bệnh Cường Giáp Điều Trị Hết Không?
Tuyến giáp là nơi ít được chú ý đến trên cơ thể, tuy nhiên nhiều người lại không biết đây là bộ phận cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cường giáp là một bệnh do sự tăng đột ngột nồng độ của hormon tuyến giáp gây ra sự rối loạn của nhiều cơ quan. Vậy bị cường giáp có nguy hiểm không? Những nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của bệnh cường giáp gây ra đối với sức khỏe người bệnh như thế nào? Cần làm gì khi bị cường giáp là những điều bạn nên biết để luôn chủ động và có phương pháp điều trị kịp thời.
2. Cường Giáp Là Gì?
Bệnh cường giáp không phải là một bệnh riêng biệt như nhiều người vẫn thường lầm tưởng mà đây là một hội chứng, do nhiều bệnh gây nên, nổi bật nhất phải kể đến bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves với các triệu chứng như bướu cổ, viêm tuyến giáp, gây rối loạn tim mạch…
Khi tuyến giáp hoạt động quá mạnh gây tăng tiết hormon tuyến giáp triiodothyronine và thyroxin khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, tăng chuyển hoá quá ngưỡng cho phép, lượng canxi trong máu bị điều tiết không đều, các hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch bị kích thích mạnh gây ra các hiện tượng tim đập nhanh, đánh trống lồng ngực, sút chân không rõ nguyên nhân…
3. Nguyên Nhân Gây Cường Giáp?
Theo các nguyên cứu, nguyên nhân gây ra cường giáp phổ biến nhất xuất phát từ bệnh Basedow. Khi bệnh nhân mắc phải bệnh Basedow (Bướu giáp độc lan tỏa) một loại bệnh tự miễn khiến tuyến giáp bị tấn công gây viêm nhiễm, bướu cổ, tăng sản xuất hormone quá mức…là nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp.
Tỷ lệ mắc bệnh Basedow ở nữ cao gấp 7 – 10 lần so với nam giới, thường có yếu tố di truyền. Theo các số liệu thống kê ước tính có đến 80 – 90% bệnh nhân bị cường giáp đều mắc bệnh Basedow.
Bệnh Plummer hay còn gọi là u độc tuyến giáp làm cho tuyến giáp phát triển bất thường, u lớn, kích thích sản xuất hormone quá mức gây ra hội chứng cường giáp. Tỷ lệ nữ mắc bệnh Plummer cao gấp 4 lần nam giới, thường khởi phát ở tuổi trung niên trong khoảng 40 – 60 tuổi.
Viêm giáp là bệnh có khả năng xảy ra sau giai đoạn mang thai, khi cơ thể bị rối loạn miễn dịch hoặc nhiễm virus, trong giai đoạn đầu của bệnh viêm giáp thường gây ra cường giáp.
Ung thư tuyến giáp là một trong những nguyên nhân gây ra cường giáp. Đây một bệnh rất nguy hiểm do sự hình thành các khối u ác tính trong tuyến giáp, tăng nang tuyến giáp. Nếu được điều trị kịp thời thì tỉ lệ khỏi bệnh ung thư tuyến giáp rất cao lên đến 90%.
Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến cường giáp như thuốc điều trị bệnh suy giáp kéo dài gây ra cường giáp tạm thời. Các loại thuốc trị ho, cảm sốt, điều hoà nhịp tim có thành phần là Iot. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng thuốc điều trị động kinh cũng dẫn đến sự rối loạn chức năng ở tuyến giáp có thể gây ra bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
4. Đối Tượng Dễ Mắc Bệnh Cường Giáp
Hiện nay cường giáp là một căn bệnh không hiếm gặp. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh cường giáp, tuy nhiên độ tuổi tập trung chủ yếu là độ tuổi trưởng thành, có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Theo đó tỉ lệ mắc bệnh cường giáp ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới, dễ mắc bệnh trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con.
5. Triệu Chứng Của Cường Giáp Biểu Hiện Như Thế Nào?
Khi mắc phải bệnh cường giáp, các hormone ở tuyến giáp sản xuất quá mức gây rối loạn các chức năng chuyển hoá trong cơ thể, chính vì vậy triệu chứng của bệnh cường giáp gây ra các bệnh lý hầu như trên toàn bộ cơ thể của người bệnh như:
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng tim đập nhanh trên 100 nhịp đập/phút, có triệu chứng gia tăng mỗi khi cơ thể xúc động mạnh, kèm theo hiện tượng đánh trống lồng ngực.
- Xuất hiện cảm giác sợ nóng, nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 37,5 – 38 độ gây sốt nhẹ. Cả người mệt mỏi, tay chân thường run rẩy. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh Basedow lòng bàn tay sẽ có những đặc điểm dễ nhận biết như ẩm ướt, trông giống như mọng nước.
- Cân nặng đột ngột thay đổi, sụt cân không rõ nguyên do mặc dù người bệnh vẫn ăn uống bình thường, có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều.
- Vùng trước cổ (Vị trí tuyến giáp) phình to, rất dễ quan sát bằng mắt thường, giọng nói trở nên bị khàn hơn so với bình thường.
- Tăng nhu động ruột: Biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiêu chảy với tần suất cao 5 – 10 lần/ngày nhưng không kèm theo cảm giác đau quặn. Đối với những người thường xuyên mắc bệnh táo bón kéo dài thì sự bài tiết lại trở về trạng thái bình thường.
- Cả người mệt mỏi, vận động kém, khó tập trung, dễ bị căng thẳng, kích động không làm chủ được cảm xúc.
- Giấc ngủ bị rối loạn, trằn trọc khó ngủ, giấc ngủ ngắn hoặc không được sâu.
- Các triệu chứng về mắt, nhạy cảm với nguồn ánh sáng, sưng to, co kéo cơ nâng mi trên.
Bị cường giáp có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nếu như bệnh được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ tiến triển theo hướng khả quan. Ngược lại nếu chậm trễ không điều trị rất dễ xảy ra các biến chứng cường giáp nghiêm trọng như:
- Cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp gây ra triệu chứng tăng chuyển hoá, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốt cao, mệt lã người, kiệt sức, teo cơ. Tim đập rất nhanh từ 180 – 200 nhịp đập/phút dễ dẫn đến suy tim. Nếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ xảy ra hiện tượng cơ thể giả liệt cơ. Đối với những trường hợp này cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, mắt mờ, sưng nặng, hiện tượng da bị đỏ và sưng cũng là những biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp gây nên.
6. Bệnh Cường Giáp Có Điều Trị Khỏi Không?
Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường như các trường hợp trên đặc biệt là sụt cân không rõ nguyên do, cổ sưng to, tim đập nhanh cần phải nhanh chóng đến khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị để tăng tỉ lệ hồi phục nhanh chóng thông qua các biện pháp chẩn đoán hiện đại như máy siêu âm tuyến giáp, đo điện tim, đo nồng độ hormone trong máu, xét nghiệm định lượng TSH, FT3, FT4.
Khi đã xác định được bệnh nhân mắc phải bệnh cường giáp, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có pháp đồ điều trị riêng. Thông thường phương pháp điều trị hiệu quả nhất là nội khoa, thông qua các loại thuốc đặc trị như thuốc kháng giáp, thuốc ức chế beta… để chữa bệnh cường giáp.
Nếu nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp là ung thư tuyến giáp bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị bệnh. Khi bệnh cường giáp tái phát nhiều lần cổ sưng to, thì phẫu thuật hoặc dùng Iốt phóng xạ sẽ giúp bệnh nhân lấy lại được thẩm mỹ và tự tin.
Thời gian chữa bệnh cường giáp thường kéo dài từ 1 năm cho đến 1,5 năm. Bệnh nhân sẽ có những cải thiện tích cực sau khoảng 1 tháng điều trị. Tuy nhiên để quá trình điều trị hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng hoặc tự ý sử dụng thuốc quá liều mà không tái khám thường xuyên sẽ có nguy cơ kéo dài hoặc từ cường giáp chuyển sang suy giáp.
Việc điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc, có nhiều trường hợp sẽ dẫn đến tác dụng phụ như nổi mẩn ngứa, mề đay. Hoặc khi gặp các biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có sự điều chỉnh thay đổi thuốc cho phù hợp.
7. Bệnh Cường Giáp Và Chế Độ Dinh Dưỡng
Để có kết quả điều trị tốt bệnh cường giáp ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám đúng quy định thì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và khoa học là điều vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả.
Cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch như cam, quýt, bưởi, kiwi, cà chua…
Các loại rau củ họ cải như bắp cải, bông cải xanh… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế hàm lượng hormone tuyến giáp tiết ra, rất tốt cho người bị cường giáp.
Thịt cá hồi, dầu oliu, quả óc chó chứa Omega-3 giúp làm dịu các hoạt động của tuyến giáp, vitamin D tăng cường khả năng hấp thụ canxi, phòng ngừa loãng xương là những thực phẩm mà người bị cường giáp cần nên bổ sung vào khẩu phần ăn.
Tuy nhiên, loại thực phẩm nào cũng vậy cần ăn với mức cho phép, thay đổi mỗi ngày tránh lạm dụng quá mức sẽ không còn tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, ngược lại còn có khả năng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó cần kiêng ăn các loại thực phẩm giàu Iốt có trong các loại rong biển, hải sản. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao trong nước ngọt, nước trái cây đóng chai, bánh quy, mứt, kẹo… Thực phẩm chứa chất béo bão hoà có nhiều trong các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cà phê, rượu bia các chất kích thích sẽ tăng quá trình rối loạn chuyển hóa gây ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân mắc bệnh cường giáp.
Nguồn tham khảo: