Đặt các giới hạn nguyên tắc để nuôi dạy trẻ đúng cách
Hãy rõ ràng về những điều giới hạn mà bọn trẻ được phép làm để khuyến khích chúng suy nghĩ trước khi hành động và học cách tự kiểm soát cơn bốc đồng của mình.
Liệu kỷ luật nghiêm khắc có xây dựng nên một tính cách mạnh mẽ không? Không phải lúc nào cũng vậy. Khi bạn trừng phạt bé khi bé không làm theo yêu cầu nhặt đồ chơi, hãy nhớ rằng kỹ luật cứng rắn thường phản tác dụng. Khi bạn yêu cầu sự phục tùng thay vì khuyến khích sự phát triển độc lập ở bé nhưng rồi những đứa trẻ phục tùng cha mẹ thường hoàn toàn mất kiểm soát khi không còn trong tầm quan sát của cha mẹ. Các bậc cha mẹ quá dễ dãi với con mình cũng không tốt. Con cái của họ thường ích kỷ, thô lỗ, khó ưa, hay tranh cãi và không nghe lời. Thêm vào đó, trẻ em có thể nhận thức được một cách tiềm thức rằng những bậc cha mẹ dễ dãi là người thờ ơ và vô tâm.
Vì vậy, điều gì là đúng? Kỷ luật hiệu quả nhất là khi nó quá không cứng nhắc cũng không quá dễ dãi. Nó là một phong cách nuôi dưỡng bằng cách đặt ra các giới hạn hợp lý và thực thi chúng một cách kiên quyết nhưng đầy tình yêu thương. Dưới đây là một số điều nên làm và không nên khi đặt giới hạn nguyên tắc đối với con bạn:
Những điều NÊN làm
- Lựa chọn khôn ngoan. Nếu bạn la mắng con mình mỗi khi bé đập cửa hoặc lau mũi vào tay áo, bạn sẽ mâu thuẫn với bé cả ngày. Tất nhiên, các giới hạn an toàn (chẳng hạn như không chạy ra đường, không chạm vào bếp lò nóng) là điều bắt buộc. Nhưng phần còn lại của các quy tắc phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của bạn (và việc bạn có bao nhiêu năng lượng). Có thể “không la hét trong nhà” là điều hết sức quan trọng, nhưng bạn có thể ổn với việc để giày trên ghế sofa. Và những lời nói lịch sự như “Làm ơn” và “Cảm ơn” là những yêu cầu căn bản. Đặt ra các quy tắc mà bạn cảm thấy chúng quan trọng để kiên quyết thực thi, nhưng giữ chúng ở một số lượng hợp lý.
- Hãy trực tiếp với trẻ. Nếu câu nói “không” đầu tiên của bạn không hiệu quả, hãy nhẹ nhàng bế trẻ lên và mặt đối mặt, bằng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể có nội dung “Nói chuyện nghiêm túc”. Sau đó lặp lại lời nói của bạn: “Con không được chạm vào ổ cắm điện vì nó nguy hiểm.” Sau đó hãy khiến trẻ phân tâm bằng việc chuyển bé sang phòng khác hay hoạt động khác. Việc chuyển hướng hoạt động hiệu quả ở độ tuổi này vì trẻ có rất ít khả năng kiểm soát sự xúc động của mình và có thể không hiểu tại sao bạn lại nói “không”.
- Hãy kiên định. Nếu ngày hôm qua bạn buộc bé phải rửa tay trước khi ăn tối nhưng ngày hôm nay lại bị bỏ qua, thì sẽ khiến bé nghĩ rằng các quy tắc đó thật khó hiểu hoặc vô nghĩa. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy tắc mà bạn thiết lập, nếu không bạn sẽ mất niềm tin ở trẻ. Khi bạn làm việc ngoại lệ, hãy giải thích lý do với trẻ.
- Kiên nhẫn với trẻ. Trẻ có trí nhớ rất hạn chế, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu chúng lặp đi lặp lại một hành vi sai trái. Hãy chuẩn bị lặp đi lặp lại cùng một thông điệp, cho dù đó là “Con không được chạm vào máy tính” hay “Con không nên ăn thức ăn cho chó” lặp đi lặp lại hàng ngày trong nhiều tuần – thậm chí cả tháng để khiến trẻ tuân theo. Nếu bạn chọn sử dụng phương pháp time-out cho con mình thì bạn cần phải sử dụng chúng thường xuyên cho đến khi con của bạn tự rút ra được bài học.
- Thể hiện rằng bạn cứng rắn. Mặc dù thật hấp dẫn để nhượng bộ đứa trẻ đáng yêu của bạn, người nở một nụ cười đầy ẩn ý để đáp lại câu nói “không!” thì bạn không từ bỏ (hoặc cười khúc khích). Hãy cho trẻ biết rằng bạn đang nghiêm túc và sẽ có hậu quả nếu hành vi của trẻ không thay đổi. Và đó không phải là một lời đe dọa trống rỗng. Nếu bạn nói rằng bạn sẽ lấy đi đồ chơi của trẻ nếu bé dùng nó để đánh anh/em trai, bạn phải cứng rắn để trẻ biết bạn có ý nghiêm túc.
Những điều KHÔNG nên làm
- Trở thành người độc tài. Trẻ cảm thấy quan trọng hơn khi chúng được bé được lắng nghe. Hãy cho con bạn cảm giác rằng bé đang kiểm soát thế giới của mình bằng việc cho bé tự lựa chọn một số việc – như việc ăn một chiếc bánh quy hay một quả táo hoặc đi chơi xích đu hay đi cầu trượt và việc lựa chọn áo phông in hình con voi hay chiếc phi thuyền. Hãy nhớ rằng, cho bé cảm giác rằng mình đang được tự kiểm soát thế giới của bé và điều này sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều sự mâu thuẫn giữa bé và bố mẹ.
- Chỉ trích trẻ. Nói với con bạn rằng con “hư” có thể làm tổn hại đến cái tôi của trẻ (và làm tổn thương lòng tự tin của trẻ), vì vậy hãy chỉ trích hành động đó – chứ không phải bản thân trẻ như việc nói với trẻ rằng “Đánh nhau là xấu” chứ không phải chỉ trích rằng “Con hư”, hãy nói rằng “Không thích những gì con đang làm” chứ không phải “Bố/Mẹ ghét con”.
- Lạm dụng quá mức từ “Không.” Nói từ đó quá nhiều lần và nó sẽ sớm mất đi tác dụng. Hãy để dành nó cho những tình huống nghiêm trọng khi liên quan đến sự phát triển của trẻ, hay ảnh hưởng đến người khác hay tổn hại ngôi nhà bạn. Và với mỗi câu “không”, hãy cố gắng đưa ra một câu “có” (“Con không thể hái hoa hồng, nhưng con có thể làm một bó hoa bồ công anh lớn cho bàn bếp”).
- Mất bình tĩnh. Sự tức giận không kiểm soát được làm suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng, dạy kỹ năng đối phó kém và có thể khiến bé vô cùng sợ hãi. Hãy dành thời gian bình tĩnh lại khi con bạn làm bạn bực bội, sau đó giải thích lý do tại sao điều con làm là sai (“Con đã ném đĩa của mẹ và làm vỡ nó. Bây giờ mẹ thấy rất buồn”). Hãy nhớ rằng, mục tiêu dài hạn của bạn là dạy cách cư xử đúng đắn và việc la hét hoặc đánh bé thì mang đến điều ngược lại. Khi bạn mất bình tĩnh, hãy xin lỗi và nói với rằng ngay cả cha mẹ cũng mắc sai lầm.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm bài viết:
- Hướng Dẫn Cách Bổ Sung Vitamin C Cho Bé
- Làm Thế Nào Để Chơi Với Bé Một Cách An Toàn
- Những Điều Cần Biết Để Thực Hành Giấc Ngủ An Toàn Cho Trẻ
- Trẻ Mọc Răng – Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
Nguồn: whattoexpect