Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể là một căn bệnh về mắt khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người chắc hẳn vẫn chưa hiểu rõ hết về căn bệnh này và thường thắc mắc rằng đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu nhé!

Đục thủy tinh thể thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, tuy nhiên, đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi cũng có thể xảy ra. Một số trẻ sinh ra đã bị đục thủy tinh thể (đục thủy tinh thể bẩm sinh) hoặc phát triển bệnh ở tuổi vị thành niên do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Thủy tinh thể là cấu trúc trong suốt nằm ngay sau con ngươi (vòng tròn màu đen ở trung tâm của mắt). Nó cho phép ánh sáng đi qua lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt (võng mạc).

Đục thủy tinh thể xảy ra khi những thay đổi trong thủy tinh thể của mắt khiến nó trở nên kém trong suốt. Triệu chứng đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mắt. Điều này dẫn đến tầm nhìn có mây hoặc nhìn mờ.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Trong giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển dần theo thời gian và ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt nhiều hơn. Điều này có thể khiến ánh sáng đến võng mạc ít hơn, làm cho tầm nhìn bị suy giảm và khó nhìn rõ hơn. Thị lực bị suy giảm do đục thủy tinh thể có thể khiến bệnh nhân khó đọc sách, khó lái xe đặc biệt là vào ban đêm hoặc khó nhìn rõ các vật xung quanh, cản trở các hoạt động hành ngày.

duc thuy tinh the 2 1 - Medplus

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không ở trẻ em? Bệnh nguy hiểm bởi rất khó phát hiện, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh thường không quá nặng và ít ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến thị lực về lâu dài, làm chậm hoặc ngừng sự phát triển thị giác bình thường ở trẻ, cản trở trẻ học tập và vui chơi.

Các biến chứng thường gặp

Nếu thắc mắc đục thủy tinh thể có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không được điều trị nhanh chóng. Đôi khi, đục thủy tinh thể có thể gây ra những tổn thương thị lực vĩnh viên, bao gồm cả nhược thị và thậm chí mù lòa trong những trường hợp nghiêm trọng.

Để biết đục thủy tinh thể có nguy hiểm không thì hãy cùng điểm qua các biến chứng thường gặp sau đây:

Nhược thị

Đối với hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể ảnh hưởng ở một bên mắt, bệnh có thể dẫn đến nhược thị. Nhược thị là tình trạng thị lực ở một mắt yếu hơn mắt còn lại. Bộ não bỏ qua các tín hiệu đến từ thị giác ở bên mắt yếu hơn, dẫn đến thị lực một bên mắt không được phát triển đúng cách.

Lác mắt

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Ngoài nhược thị, bệnh có thể gây ra tình trạng lác mắt, tức là khi hai mắt nhìn theo các hướng khác nhau.

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể: Đục bao sau

Phẫu thuật đục thủy tinh thể đa số là thành công, ít nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một tình trạng có thể gặp sau khi lắp thủy tinh thể nhân tạo trong phẫu thuật đục thủy tinh thể là đục bao sau (PCO). Tình trạng này thường phát triển trong vòng từ 4 đến 12 tháng sau phẫu thuật. Đục bao sau do biến chứng từ phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ gây hiện tượng mờ mắt. Lúc này, bệnh nhân cần được phẫu thuật thêm để điều trị.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bệnh khiến tầm nhìn mờ

Hầu hết bệnh nhân sẽ phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể do tầm nhìn bị mờ. Điều này là do thủy tinh thể nhân tạo thường chỉ có thể tập trung vào các vật ở xa, khiến cho tầm nhìn gần của mắt sẽ bị mờ, và cần dùng kính để nhìn rõ hơn.

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng thị lực bị ảnh hưởng do tăng áp lực bên trong mắt. Nếu không được điều trị thành công, bệnh tăng nhãn áp có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn đối với các cấu trúc quan trọng bên trong mắt hoặc thậm chí là gây mù lòa.

Những trẻ em sau phẫu thuật đục thủy tinh thể có nguy cơ tăng nhãn áp rất cao trong suốt quãng đời còn lại, vì vậy, chúng sẽ cần được bác sĩ nhãn khoa đo nhãn áp ít nhất một lần mỗi năm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này.

Bong võng mạc

Bong võng mạc là nơi thị lực bị ảnh hưởng bởi võng mạc (lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng nằm ở phía sau mắt) bị tách khỏi thành trong của mắt.

Phù hoàng điểm dạng nang

Đây là tình trạng chất lỏng tích tụ và gây sưng ở võng mạc, thường xảy ra ở khoảng 1 – 5% bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Hậu quả là thị lực bị mờ. Biến chứng này có thể phát triển trong vài tuần đầu tiên sau mổ.

Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Nhiễm trùng có thể bao gồm viêm nội nhãn, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, dùng thuốc hoặc phẫu thuật thêm sẽ được chỉ định để điều trị nhiễm trùng.

Hiểu đục thủy tinh thể có nguy hiểm không để phòng ngừa biến chứng

duc thuy tinh the 1 - Medplus

Hiểu rõ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, bạn sẽ biết được rằng điều đặc biệt quan trọng là phải thăm khám mắt định kỳ để nhanh chóng phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em vì điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực lâu dài.

Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ trong vòng 72 giờ sau khi sinh, và nên tái kiểm tra mắt khi được 6 đến 8 tuần tuổi. Nếu nghi ngờ trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, bác sĩ nhãn khoa sẽ khám lại khi trẻ được 11 tuần tuổi.

Mặc dù bệnh đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra (bẩm sinh), nhưng đôi khi chúng không phát triển cho đến khi trẻ lớn hơn. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến kiểm tra mắt định kỳ với bác sĩ 2 năm một lần, đặc biệt là những trẻ dưới 16 tuổi để được tầm soát tất cả các vấn đề về thị lực.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề đục thủy tinh thể có nguy hiểm không. Đục thủy tinh thể là một bệnh về mắt có thể được điều trị thành công bằng phẫu thuật, tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng hoặc thị lực bị ảnh hưởng và cần được điều trị thêm.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Complications-Childhood cataracts

Cataract Surgery Complications

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.